Số liệu thống kê của Bộ Y tế cho thấy, gần một nửa trong số 26 bệnh truyền nhiễm có nguyên nhân liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm. Ðiển hình là bệnh tiêu chảy cấp, dịch tả, các bệnh về đường tiêu hóa, viêm gan A, viêm não, ung thư…
Hỏi:Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt do quá trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, trong sinh hoạt của người dân đang diễn ra khá trầm trọng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, đồng thời làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh ung thư.
Tuy nhiên, cần phải kể đến hành vi xả chất thải độc gây ô nhiễm nguồn nước đã làm thiệt hại và ảnh hưởng đến đời sống người dân, gây bức xúc trong dư luận. Vậy hành vi xả chất thải độc hại gây ô nhiễm nguồn nước bị xử lý như thế nào thưa Luật sư?
(Như Huy, Bình Lục, Hà Nam)
Luật sư trả lời:
Số liệu thống kê của Bộ Y tế cho thấy, gần một nửa trong số 26 bệnh truyền nhiễm có nguyên nhân liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm. Ðiển hình là bệnh tiêu chảy cấp, dịch tả, thương hàn, đau mắt đỏ, các bệnh về đường tiêu hóa, viêm gan A, viêm não, ung thư…
Hành vi mà bạn hỏi trên, phụ thuộc vào khối lượng nước thải, chất thải rắn chứa thành phần nguy hại nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra, xử lý về tội “Gây ô nhiễm môi trường” theo Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015.
Trường hợp không đủ yếu tố cấu thành tội phạm sẽ xử lý theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường./.
Luật sư, Tiến sĩ Đồng Xuân Thụ
(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)
Ảnh: Ảnh minh hoạ