Sông Nhuệ ô nhiễm trầm trọng, chảy ngược ra sông Hồng khiến người dân bức xúc

Nước sông Nhuệ ô nhiễm nồng nặc, chảy ngược ra sông Hồng qua cống Liên Mạc khiến người dân vô cùng bức xúc.

Sông Nhuệ (Nhuệ Giang) là một con sông nhỏ, bắt nguồn từ sông Hồng qua cống Liên Mạc (phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) (Ảnh: Nước sông Nhuệ ô nhiễm tràn qua cống Liên Mạc ra sông Hồng).

Sông Nhuệ (Nhuệ Giang) là một con sông nhỏ, bắt nguồn từ sông Hồng qua cống Liên Mạc (phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) (Ảnh: Nước sông Nhuệ ô nhiễm tràn qua cống Liên Mạc ra sông Hồng).

Đoạn trục chính hệ thống thủy lợi sông Nhuệ chảy qua địa phận Hà Nội có tổng chiều dài 89,6 km, kéo dài qua 18 quận, huyện; cung cấp nước tưới cho khoảng 44.100 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên nước sông Nhuệ đen kịt, ô nhiễm trầm trọng từ nhiều năm nay.

Đoạn trục chính hệ thống thủy lợi sông Nhuệ chảy qua địa phận Hà Nội có tổng chiều dài 89,6 km, kéo dài qua 18 quận, huyện; cung cấp nước tưới cho khoảng 44.100 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên nước sông Nhuệ đen kịt, ô nhiễm trầm trọng từ nhiều năm nay.

Nhiều năm nay, hạn hán thuộc lưu vực hệ thống sông Nhuệ diễn ra ngày càng nghiêm trọng do sông không thể lấy được nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc.

Nhiều năm nay, hạn hán thuộc lưu vực hệ thống sông Nhuệ diễn ra ngày càng nghiêm trọng do sông không thể lấy được nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc.

Bên cạnh đó, tình trạng nước thải chưa được xử lý từ các nhà máy, làng nghề; rác thải sinh hoạt… xả trực tiếp, dẫn đến sông bị ô nhiễm nghiêm trọng, dòng chảy không còn đáp ứng khả năng tự làm sạch chất ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân.

Bên cạnh đó, tình trạng nước thải chưa được xử lý từ các nhà máy, làng nghề; rác thải sinh hoạt… xả trực tiếp, dẫn đến sông bị ô nhiễm nghiêm trọng, dòng chảy không còn đáp ứng khả năng tự làm sạch chất ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân.

Hệ thống sông Nhuệ đi qua các khu đô thị và ven đô thị, tiếp nhận lượng lớn nước xả thải từ các nhà máy, khu công nghiệp, bệnh viện, cơ sở sản xuất và dịch vụ, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý. (Ảnh: Nước sông Nhuệ tràn qua cống Liên Mạc bọt trắng xóa, mùi nồng nặc chảy ra sông Hồng).

Hệ thống sông Nhuệ đi qua các khu đô thị và ven đô thị, tiếp nhận lượng lớn nước xả thải từ các nhà máy, khu công nghiệp, bệnh viện, cơ sở sản xuất và dịch vụ, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý. (Ảnh: Nước sông Nhuệ tràn qua cống Liên Mạc bọt trắng xóa, mùi nồng nặc chảy ra sông Hồng).

Dọc hai bờ sông có nhiều làng nghề truyền thống chuyên sản xuất vải, lụa, chế biến nông sản… xả nước thải trực tiếp xuống cống rãnh, đổ ra sông, gây ô nhiễm môi trường nước ở mức trầm trọng.

Dọc hai bờ sông có nhiều làng nghề truyền thống chuyên sản xuất vải, lụa, chế biến nông sản… xả nước thải trực tiếp xuống cống rãnh, đổ ra sông, gây ô nhiễm môi trường nước ở mức trầm trọng.

Trong tổng số khoảng 800 điểm xả vào hệ thống công trình thủy lợi sông Nhuệ, có hơn 310 điểm xả thải phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ, khu đô thị, bệnh viện, làng nghề, trang trại chăn nuôi, hơn 480 điểm xả thải là các cống tiêu dân sinh.

Trong tổng số khoảng 800 điểm xả vào hệ thống công trình thủy lợi sông Nhuệ, có hơn 310 điểm xả thải phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ, khu đô thị, bệnh viện, làng nghề, trang trại chăn nuôi, hơn 480 điểm xả thải là các cống tiêu dân sinh.

Kết quả phân tích chất lượng nước của các cơ quan chuyên môn cho thấy chất lượng nước sông Nhuệ ô nhiễm, luôn nằm ở mức báo động, nhưng vẫn phải sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, khiến năng suất, chất lượng nông sản giảm sút. (Ảnh: Mực nước sông Hồng từ nhiều năm nay tụt xuống sâu, thấp hơn mực sông Nhuệ).

Kết quả phân tích chất lượng nước của các cơ quan chuyên môn cho thấy chất lượng nước sông Nhuệ ô nhiễm, luôn nằm ở mức báo động, nhưng vẫn phải sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, khiến năng suất, chất lượng nông sản giảm sút. (Ảnh: Mực nước sông Hồng từ nhiều năm nay tụt xuống sâu, thấp hơn mực sông Nhuệ).

Bà Quách Thị Nuôi ( phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm) cho biết: "Sông Nhuệ bị ô nhiễm từ lâu nay, trời nắng bốc mùi rất khó chịu, trời mưa, ẩm thấp khiến muỗi, bọ,...kéo đến ảnh hưởng rất xấu đến đời sống. Thời gian trở lại đây mức độ ô nhiễm càng trầm trọng hơn. Trước kia chúng tôi còn hay đi tập thể dục qua cống Liên Mạc nhưng gần đây mỗi lần đi qua đều bị đau đầu, tức ngực, khó thở,...do mùi nồng nặc bốc lên từ nước sông, nên giờ chúng tôi hạn chế đi đến gần khu vực sông".

Bà Quách Thị Nuôi ( phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm) cho biết: “Sông Nhuệ bị ô nhiễm từ lâu nay, trời nắng bốc mùi rất khó chịu, trời mưa, ẩm thấp khiến muỗi, bọ,…kéo đến ảnh hưởng rất xấu đến đời sống. Thời gian trở lại đây mức độ ô nhiễm càng trầm trọng hơn. Trước kia chúng tôi còn hay đi tập thể dục qua cống Liên Mạc nhưng gần đây mỗi lần đi qua đều bị đau đầu, tức ngực, khó thở,…do mùi nồng nặc bốc lên từ nước sông, nên giờ chúng tôi hạn chế đi đến gần khu vực sông”.

Bà Nguyễn Thị Hồ Thu chia sẻ: "Thời gian gần đây, cảm quan chúng tôi thấy nước sông ô nhiễm trầm trọng hơn, đặc biệt lại chảy ngược, gây ra nguy cơ ô nhiễm lan ra sông Hồng và ảnh hưởng đến tưới tiêu, sinh hoạt cho vùng hạ du...Mức độ ô nhiễm hơn khiến chúng tôi vô cùng khó chịu, cuộc sống, sức khỏe bị ảnh hưởng. Đã nhiều lần người dân ở đây kiến nghị nhưng ô nhiễm vẫn diễn ra, thậm chí còn nghiêm trọng hơn".

Bà Nguyễn Thị Hồ Thu chia sẻ: “Thời gian gần đây, cảm quan chúng tôi thấy nước sông ô nhiễm trầm trọng hơn, đặc biệt lại chảy ngược, gây ra nguy cơ ô nhiễm lan ra sông Hồng và ảnh hưởng đến tưới tiêu, sinh hoạt cho vùng hạ du…Mức độ ô nhiễm hơn khiến chúng tôi vô cùng khó chịu, cuộc sống, sức khỏe bị ảnh hưởng. Đã nhiều lần người dân ở đây kiến nghị nhưng ô nhiễm vẫn diễn ra, thậm chí còn nghiêm trọng hơn”.

Theo kết quả quan trắc được Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) công bố hồi tháng 8/2020, sông Nhuệ đoạn chảy qua Hà Nội có 7 điểm cho chỉ số chất lượng nước (WQI) ở mức 10-25, tức ô nhiễm nặng đến rất nặng. (Ảnh: Nước sông Nhuệ tràn rất mạnh qua cống Liên Mạc chảy ra sông Hồng)

Theo kết quả quan trắc được Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) công bố hồi tháng 8/2020, sông Nhuệ đoạn chảy qua Hà Nội có 7 điểm cho chỉ số chất lượng nước (WQI) ở mức 10-25, tức ô nhiễm nặng đến rất nặng. (Ảnh: Nước sông Nhuệ tràn rất mạnh qua cống Liên Mạc chảy ra sông Hồng)

Những năm qua TP Hà Nội đã nhiều lần đưa ra kế hoạch cải tạo chất lượng nước các dòng sông, tuy nhiên đến nay sông Nhuệ và các sông nội đô vẫn được gọi là "sông chết" do quá ô nhiễm, nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối...

Những năm qua TP Hà Nội đã nhiều lần đưa ra kế hoạch cải tạo chất lượng nước các dòng sông, tuy nhiên đến nay sông Nhuệ và các sông nội đô vẫn được gọi là “sông chết” do quá ô nhiễm, nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối…

Mới đây, HĐND TP Hà Nội vừa thông qua chủ trương xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, giai đoạn 1. Các hạng mục gồm trạm bơm, kênh lấy nước, cầu qua kênh dẫn nước, nhà quản lý.

Mới đây, HĐND TP Hà Nội vừa thông qua chủ trương xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, giai đoạn 1. Các hạng mục gồm trạm bơm, kênh lấy nước, cầu qua kênh dẫn nước, nhà quản lý.

Công trình sẽ giúp lấy nước từ sông Hồng vào sông Nhuệ với lưu lượng 70 m3/s, cấp nước tưới tiêu kết hợp giảm thiểu ô nhiễm môi trường sông Nhuệ và các sông thuộc nội thành Hà Nội.

Công trình sẽ giúp lấy nước từ sông Hồng vào sông Nhuệ với lưu lượng 70 m3/s, cấp nước tưới tiêu kết hợp giảm thiểu ô nhiễm môi trường sông Nhuệ và các sông thuộc nội thành Hà Nội.

Sau khi hoàn thành cả hai giai đoạn, cụm công trình sẽ đảm nhiệm việc tiêu thoát nước từ sông Nhuệ ra sông Hồng cho 9.200 ha của các huyện: Đan Phượng, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức với lưu lượng 170 m3/s. (Ảnh: Cửa sông Nhuệ giao với sông Hồng).

Sau khi hoàn thành cả hai giai đoạn, cụm công trình sẽ đảm nhiệm việc tiêu thoát nước từ sông Nhuệ ra sông Hồng cho 9.200 ha của các huyện: Đan Phượng, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức với lưu lượng 170 m3/s. (Ảnh: Cửa sông Nhuệ giao với sông Hồng).

Khoảng 140 hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng khi triển khai dự án, trong đó phường Thụy Phương 130 hộ và 10 hộ thuộc phường Liên Mạc. Dự kiến những hộ dân trên được bố trí nhà tái định cư tại dự án Ecohome 3, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm.

Khoảng 140 hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng khi triển khai dự án, trong đó phường Thụy Phương 130 hộ và 10 hộ thuộc phường Liên Mạc. Dự kiến những hộ dân trên được bố trí nhà tái định cư tại dự án Ecohome 3, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm.

Dự án xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc dự kiến được triển khai trong hai giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030. (Ảnh: Người dân rất lo ngại nước ô nhiễm trầm trọng ở sông Nhuệ sẽ chảy ngược ra sông Hồng làm cho dòng sông này "nhiễm bệnh" dần theo thời gian, ảnh hưởng để đời sống, sinh hoạt của người dân ở vùng hạ du.

Dự án xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc dự kiến được triển khai trong hai giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030. (Ảnh: Người dân rất lo ngại nước ô nhiễm trầm trọng ở sông Nhuệ sẽ chảy ngược ra sông Hồng làm cho dòng sông này “nhiễm bệnh” dần theo thời gian, ảnh hưởng để đời sống, sinh hoạt của người dân ở vùng hạ du.

Văn Ngân/VOV.VN

Theo VOV.VN

Xem bài viết gốc tại đây:

https://vov.vn/xa-hoi/song-nhue-o-nhiem-tram-trong-chay-nguoc-ra-song-hong-khien-nguoi-dan-buc-xuc-post1053432.vov