Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai…

Luật sư trả lời các câu hỏi liên quan đến việc xử phạt Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, khai thác bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều

Vừa qua, chuyên mục Luật sư Tòa soạn Môi trường trường và Đô thị Việt Nam đã nhận được rất nhiều câu hỏi của bạn đọc hỏi về liên quan đến lĩnh vực Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, khai thác bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều theo Nghị định 65/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ.

Sau đây, Ban biên tập xin trả lời một số câu hỏi chủ yếu như sau:

Câu hỏi 1:Chính phủ ban hành Nghị định 65/2019/NĐ-CP ngày 18/7/2019, có hiệu lực từ khi nào?  Điều khoản chuyển chuyển tiếp của Nghị định? Trách nhiệm thi hành?

Luật sư trả lời:

Theo Điều 3 Nghị định 65/2019/NĐ-CP quy định điều khoản chuyển tiếp: Đối với hành vi vi phạm hành chính xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm.

Điều 4 Nghị định 65/2019/NĐ-CP quy định: Nghị định 65/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 09 tháng 9 năm 2019.

 Điều 5 quy định trách nhiệm thi hành: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định 65/2019/NĐ-CP.

Câu hỏi 2: Đối tượng áp dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều theo Nghị định 65/2019/NĐ-CP ?

Luật sư trả lời:

Theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 65/2019/NĐ-CP đã bổ sung khoản 4 Điều 2 Nghị định 104/2017/NĐ-CP thì đối tượng áp dụng là tổ chức gồm:

a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;

b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);

c) Tổ chức thủy lợi cơ sở được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Thủy lợi, Luật hợp tác xã, Bộ luật dân sự, gồm: hợp tác xã, tổ hợp tác;
d) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài (trừ nhà đầu tư cá nhân); tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;

đ) Các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”

Câu hỏi 3:  Hành vi thực hiện không đúng quy định trong quy trình vận hành công trình thủy lợi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sẽ bị xử phạt như thế nào?

Luật sư trả lời:

Khoản 2 Điều 1 Nghị định 65/2019/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 104/2017/NĐ-CP quy định :

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện không đúng quy định trong quy trình vận hành công trình thủy lợi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp quy định tại Điều 15a của Nghị định này; (Vi phạm quy định trong việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa thủy lợi).

Câu hỏi 4:  Xử phạt như thế nào về hành vi không có quy trình vận hành công trình thủy lợi theo quy định ?

Luật sư trả lời:

Theo khoản 3 Điều 1 Nghị định 65/2019/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 15 Nghị định 104/2017/NĐ-CP quy định phạt tiền đối với hành vi trên như sau: 

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có quy trình vận hành công trình thủy lợi nhỏ theo quy định;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có quy trình vận hành công trình thủy lợi vừa theo quy định;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không có quy trình vận hành công trình thủy lợi lớn hoặc quan trọng đặc biệt theo quy định.

Câu hỏi 5: Hành vi vi phạm quy định trong việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa thủy lợi bị xử phạt như thế nào?

Luật sư trả lời:

Khoản 4 Điều 1 Nghị định 65/2019/NĐ-CP đã bổ sung Điều 15a Nghị định 104/2017/NĐ-CP quy định:

Điều 15a. Vi phạm quy định trong việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa thủy lợi

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng quy định trong quy trình vận hành hồ chứa thủy lợi nhỏ đã được phê duyệt mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng quy định trong quy trình vận hành hồ chứa thủy lợi vừa đã được phê duyệt mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng quy định trong quy trình vận hành hồ chứa thủy lợi lớn đã được phê duyệt mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng quy định trong quy trình vận hành hồ chứa thủy lợi quan trọng đặc biệt đã được phê duyệt mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Câu hỏi 6: Mức xử phạt về hành vi xây dựng các công trình tạm trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi?

Luật sư trả lời:

Điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 104/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5Điều 1 Nghị định 65/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Làm lều, quán, tường; xây dựng các công trình tạm trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

Bên cạnh đó, đối tượng  vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 7: Hành vi đào đắp ao, hồ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bị xử phạt như thế nào?

Luật sư trả lời: 

Tại điểm đ khoản 2 Điều 17 Nghị định 104/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5Điều 1 Nghị định 65/2019/NĐ-CP, cụ thể: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đào đắp ao, hồ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

Đồng thời, người vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục tình trạng ban đầu theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 8:  Hành vi không có hoặc không tổ chức thực hiện phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công bị xử phạt như thế nào?

Luật sư trả lời: 

Theo điểm c khoản 3 Điều 17 Nghị định 104/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 65/2019/NĐ-CP, cụ thể: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có hoặc không tổ chức thực hiện phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công

Câu hỏi 9: Hành vi mở rộng quy mô công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bị xử phạt như thế nào?

Luật sư trả lời:

Khoản 4 Điều 17 Nghị định 104/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 65/2019/NĐ-CP quy định về hạt tiền đối với hành vi nêu trên như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng, cơi nới, lấn chiếm làm tăng diện tích công trìnhdưới 10m2;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng, cơi nới, lấn chiếm làm tăng diện tíchcông trìnhtừ 10m2 đến 30m2;

c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng, cơi nới, lấn chiếm làm tăng diện tích công trìnhtrên 30m2.

Bên cạnh đó, người vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục tình trạng ban đầu theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 10: Hành vi thay đổi kết cấu công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bị xử phạt như thế nào?

Luật sư trả lời:

Theo khoản 5 Điều 17 Nghị định 104/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 65/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi kết cấu công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

Câu hỏi 11:  Hành vi khai thác khoáng sản trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bị xử phạt  như thế nào?

Luật sư trả lời: 

Tại điểm b khoản 6 Điều 17 Nghị định 104/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 65/2019/NĐ-CP:quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khoan, đào khảo sát địa chất; khoan, đào thăm dò, thi công công trình khai thácnước dưới đất; khoan, đào thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

Bên cạnh đó, người vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục tình trạng ban đầu theo quy định của pháp luật.

Câu  hỏi 12. Hành vi lập bến bãi, tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện trái phép với mục đích kinh doanh trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bị xử phạt như thế nào?

Luật sư trả lời:

Điểm d khoản 7 Điều 17 Nghị định 104/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 65/2019/NĐ-CP:Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lập bến bãi, tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện trái phép với mục đích kinh doanh trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

Bên cạnh đó, người vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục tình trạng ban đầu theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 13: Hành vi nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bị xử phạt như thế nào?

Luật sư trả lời:

Tại khoản 8 Điều 17 Nghị định 104/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 65/2019/NĐ-CP: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, người vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục tình trạng ban đầu theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 14:  Hành vi vi phạm quy định về sử dụng phương tiện giao thông đi trên công trình thủy lợi bị xử phạt như thế nào?

Luật sư trả lời: 

Theo khoản 6 Điều 1 Nghị định 65/2019/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung Khoản 1, khoản 2 Điều 18 Nghị định 104/2017/NĐ-CP, theo đó:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe cơ giới vượt tải trọng cho phép đi trên công trình thủy lợi.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng xe cơ giới, phương tiện thủy nội địa lưu thông trong công trình thủy lợi khi có biển cấm, trừ các loại xe, phương tiện ưu tiên theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường thủy nội địa.

Bên cạnh đó người vi phạm nếu làm hư hỏng công trình bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 15:  Hành vi vi phạm quy định của giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi?

Luật sư trả lời:

Theo khoản 7 Điều 1 Nghị định 65/2019/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung Điều 19 Nghị định 104/2017/NĐ-CP:

Vi phạm quy định của giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động sai nội dung quy định trong mỗi loại giấy phép sau đây:

a) Trồng cây lâu năm;

b) Nuôi trồng thủy sản;

c) Nghiên cứu khoa học;

d) Hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động sai nội dung quy định trong mỗi loại giấy phép sau đây:

a) Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất;

b) Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;

c) Xây dựng công trình ngầm;

d) Hoạt động du lịch, thể thao, kinh doanh, dịch vụ.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động sai nội dung quy định trong mỗi loại giấy phép sau:

a) Xây dựng công trình mới trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

b) Xả nước thải vào công trình thủy lợi;

c) Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm theo quy định pháp luật.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;

b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không đúng với giấy phép đối với hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 16: Nghị định 65/2019/NĐ-CP đã bổ sung quy định về hành vi viphạm quy định về cản trở, chống đối người có thẩm quyền trong hoạt động thủy lợi, hành vi này bị xử phạt như thế nào?

Luật sư trả lời:

Tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 65/2019/NĐ-CP đã bổ sung Điều 19a Nghị định 104/2017/NĐ-CP:

Điều 19a. Vi phạm quy định về cản trở, chống đối người có thẩm quyền trong hoạt động thủy lợi

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc thanh tra, kiểm tra của người có thẩm quyền trong hoạt động thủy lợi.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở, chống đối hoặc không chấp hành quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc ứng phó khẩn cấp khi công trình thủy lợi xảy ra sự cố./.

Luật sư, Tiến sĩ Đồng Xuân Thụ

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Ảnh minh hoạ