Quy định về điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt

Điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt phải có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt, có sàn bảo đảm kín, không rạn nứt, không bị thẩm thấu.

Để giảm tải cho quá trình thu gom và xử lý, đến năm 2025 giảm tỷ lệ rác thải được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp xuống dưới 20%, theo các chuyên gia, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, tăng cường thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn, cần đầu tư phương tiện thu gom, trạm trung chuyển và các nhà máy xử lý rác với lộ trình cụ thể, đồng bộ.

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019, điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải đáp ứng quy định tại điểm A Phụ lục II Mục III ban hành kèm theo Nghị định này.

Theo đó, điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt phải có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt, có sàn bảo đảm kín, không rạn nứt, không bị thẩm thấu.

Tại điều 76, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 quy định rất rõ về điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt, cụ thể:

1. Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải có các khu vực khác nhau để lưu giữ các loại chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại, bảo đảm không để lẫn các loại chất thải đã được phân loại với nhau.

2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bố trí mặt bằng điểm tập kết, trạm trung chuyển đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

LUẬT SƯ, TIẾN SĨ ĐỒNG XUÂN THỤ

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Trạm trung chuyển cỡ lớn thành phố Đà Nẵng.