Một số câu hỏi và giải đáp về kinh doanh, sử dụng nước sạch

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn về mức hỗ trợ, điều kiện hỗ trợ cụ thể cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực nước sạch nông thôn trên cả nước.

Hỏi:

Thiết kế công trình cấp nước phải căn cứ quy chuẩn, tiêu chuẩn nào?

Trả lời:

Căn cứ vào các quy chuẩn, tiêu chuẩn sau:

– Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN01:2008/BXD do Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008.

– Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08/2008/BTNMT.

– Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 09/2008/BTNMT.

– Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT.

– Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT.

– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị QCVN07:2010/BXD.

– Tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006 cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình 

– Tiêu chuẩn thiết kế.

Hỏi:
Nên hiểu thế nào là hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh? Mạng lưới cấp nước?

Trả lời:

1. Hệ thống cấp nước là tổ hợp các công trình thu nước, vận chuyển nước, xử lý nước, điều hòa và phân phối nước tới đối tượng sử dụng nước.

Hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh là các công trình có công nghệ hoàn chỉnh (hệ thống đường ống, hệ thống xử lý nước, bể chứa, bơm), đòi hỏi cán bộ và công nhân phải được đào tạo về nghiệp vụ quản lý và kỹ năng vận hành.

2. Mạng lưới cấp nước là một bộ phận của hệ thống cấp nước, là tập hợp các loại đường ống với các kích thước khác nhau, làm nhiệm vụ vận chuyển và phân phối nước đến các điểm dùng nước trong phạm vi thiết kế. Trong đó:

– Mạng cấp I là hệ thống đường ống chính có chức năng vận chuyển nước tới các khu vực của vùng phục vụ cấp nước và các khách hàng sử dụng nước lớn.

– Mạng cấp II là hệ thống đường ống nối có chức năng điều hòa lưu lượng cho các tuyến ống chính và đảm bảo sự làm việc an toàn của hệ thống cấp nước.

– Mạng cấp III là hệ thống các đường ống phân phối lấy nước từ các đường ống chính và ống nối dẫn nước tới các khách hàng sử dụng nước.

Hỏi:

Nhà đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn được hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ gì?

Trả lời:

Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ quy định nhà đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ sau:

– Miễn, giảm tiền thuê đất.

– Hỗ trợ lãi suất vay thương mại.

– Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường.

– Hỗ trợ kinh phí xây dựng theo các quy định trong Nghị định.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn về mức hỗ trợ, điều kiện hỗ trợ cụ thể cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực nước sạch nông thôn trên cả nước.

Hỏi:

Thời điểm xác định hoàn thành dự án đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn?

Trả lời:

Sau khi nhà đầu tư đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn hoàn thành dự án theo nội dung đăng ký trong Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp thì tiến hành lập báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc dự án đầu tư gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra tiến độ đầu tư công trình và lập biên bản về tiến độ đầu tư công trình so với nội dung đăng ký đầu tư. Trường hợp dự án hoàn thành 100% so với quy mô đã đăng ký, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo đến nhà đầu tư thời gian hoàn thành đầu tư dự án đi vào sản xuất kinh doanh. Mốc thời gian hoàn thành dự án tính từ ngày lập biên bản kiểm tra giữa các đơn vị có liên quan với chủ đầu tư để làm cơ sở xác định hỗ trợ đầu tư. Trường hợp dự án chưa hoàn thành, yêu cầu nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án đảm bảo so với tiến độ đã đăng ký.

 Hỏi:

Điểm đấu nối phải đạt yêu cầu gì?

Trả lời:

Theo Điều 39, Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11/07/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định.

1. Đơn vị cấp nước phải thiết lập các điểm đấu nối vào mạng lưới cấp nước cho mỗi khách hàng sử dụng nước. Các điểm đấu nối phải đặt ngay sát chỉ giới sử dụng đất hoặc chân tường rào công trình của khách hàng sử dụng nước trong điều kiện cho phép.

2. Trường hợp khách hàng sử dụng nước ở quá xa đường ống phân phối và nằm ngoài vùng phục vụ của đơn vị cấp nước thì phải có sự thỏa thuận giữa hai bên nhằm bảo đảm quyền lợi kinh doanh của đơn vị cấp nước.

Hỏi:

Thời điểm xác định hoàn thành dự án đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn?

Trả lời:

Sau khi nhà đầu tư đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn hoàn thành dự án theo nội dung đăng ký trong Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp thì tiến hành lập báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc dự án đầu tư gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra tiến độ đầu tư công trình và lập biên bản về tiến độ đầu tư công trình so với nội dung đăng ký đầu tư. Trường hợp dự án hoàn thành 100% so với quy mô đã đăng ký, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo đến nhà đầu tư thời gian hoàn thành đầu tư dự án đi vào sản xuất kinh doanh. Mốc thời gian hoàn thành dự án tính từ ngày lập biên bản kiểm tra giữa các đơn vị có liên quan với chủ đầu tư để làm cơ sở xác định hỗ trợ đầu tư. Trường hợp dự án chưa hoàn thành, yêu cầu nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án đảm bảo so với tiến độ đã đăng ký.

Hỏi:

Điểm đấu nối phải đạt yêu cầu gì?

Trả lời:

Theo Điều 39, Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11/07/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định.

1. Đơn vị cấp nước phải thiết lập các điểm đấu nối vào mạng lưới cấp nước cho mỗi khách hàng sử dụng nước. Các điểm đấu nối phải đặt ngay sát chỉ giới sử dụng đất hoặc chân tường rào công trình của khách hàng sử dụng nước trong điều kiện cho phép.

2. Trường hợp khách hàng sử dụng nước ở quá xa đường ống phân phối và nằm ngoài vùng phục vụ của đơn vị cấp nước thì phải có sự thỏa thuận giữa hai bên nhằm bảo đảm quyền lợi kinh doanh của đơn vị cấp nước./.

Luật sư, Tiến sĩ Đồng Xuân Thụ

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)