Pháp luật nghiêm cấm hành vi khai thác cát, sỏi trái phép. Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm, mức xử phạt cho hành vi này sẽ từ 20 – 150 triệu đồng.
Hiện nay, hành vi khai thác cát, sỏi trái phép hiện nay vẫn còn đang tồn tại ở nhiều địa phương, trên nhiều sông lớn mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Việc khai thác này làm ảnh đến đời sống của người dân xung quanh, gây ra sạt lở đất hai bên bờ sông, nguy cơ thiệt hại đến tính mạng con người.
Việc khai thác trái phép này còn làm cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản của địa phương nói riêng và của đất nước nói chung.
Tại Khoản 2 Điều 4 Luật Khoáng sản 2010 quy định rõ: “Chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép”. Do đó, khai thác cát trái phép là hành vi vi phạm pháp luật.
Pháp luật cũng đã có chế tài xử phạt cụ thể đối với hành vi khai thác cát, sỏi trái phép tùy theo mức độ vi phạm.
Cụ thể tại Điều 48 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước về khoáng sản thì hành vi khai thác cát mà không có giấy phép sẽ bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác cát trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; hành lang bảo vệ luồng; phạm vi luồng hoặc trong phạm vi bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm dưới 10 m3;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 10 m3 đến dưới 20 m3;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 20 m3 đến dưới 30 m3;
d) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 30 m3 đến dưới 40 m3;
đ)Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 40 m3 đến dưới 50 m3;
e) Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50 m3 trở lên.
2. Phạt tiền đối với hành vi khai thác cát ngoài phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; hành lang bảo vệ luồng; phạm vi luồng hoặc ngoài phạm vi bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm dưới 10 m3;
b) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 10 m3 đến dưới 20 m3;
c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 20 m3 đến dưới 30 m3;
d) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 30 m3 đến dưới 40 m3;
đ) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 40 m3 đến dưới 50 m3;
e) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50 m3 trở lên.
Như vậy cá nhân khai thác cát trái phép, không có giấy phép khai thác cát sẽ bị phạt tiền theo các khung như kể trên, tùy thuộc vào phạm vi khai thác cát và lượng cát đã khai thác là bao nhiêu.
Ngoài mức xử phạt hành chính thì theo Điểm 3 Điều 48, quy định về hình thức xử phạt bổ sung, thì tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền, tịch thu phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.
Theo Điểm 4 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác về trạng thái an toàn; đền bù, trả kinh phí khắc phục, sửa chữa những hư hỏng của công trình đê điều, công trình hạ tầng kỹ thuật khác, công trình dân dụng do hành vi vi phạm gây ra. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu cá nhân buộc phải chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh trong trường hợp có hành vi vi phạm quy định tại điều này.
PV – Tạp chí KTMT
Theo Kinh tế Môi trường
Ảnh: Khai thác cát trái phép là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Xem bài viết gốc tại đây:
https://kinhtemoitruong.vn/khai-thac-cat-soi-trai-phep-muc-xu-phat-nhu-the-nao-58942.html