Cụ thể là hầu hết các phòng thí nghiệm không đầu tư hệ thống xử lý nước thải, tất cả nước thải hầu như được xả thải vào cống chung.
Qua điều tra, khảo sát và đánh giá hiện trạng tại 60 cơ sở nghiên cứu hóa học và sinh học tại 3 miền Bắc, Trung, Nam (tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng), các phòng thí nghiệm được lựa chọn đại diện cho các mức độ hoạt động và cấp quản lý… cho thấy, các đơn vị này chưa thật sự quan tâm tới yếu tố môi trường. Mặt khác, các quy định bảo vệ môi trường tại đây còn thiếu chặt chẽ, ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.
Tại các phòng thí nghiệm có quy mô lớn như phòng thí nghiệm (PTN) trọng điểm, Viện Khoa học Hàn lâm Việt Nam; phòng thí nghiệm có quy mô vừa (phòng thí nghiệm trực thuộc Bộ ngành, trực thuộc các trường đại học), phòng thí nghiệm có quy mô nhỏ (phòng phân tích, xét nghiệm trực thuộc các nhà máy, trung tâm tư nhân…), các phòng thí nghiệm được cấp chứng nhận VILAS/ISO với các phòng thí nghiệm không tham gia hệ thống, các cơ quan kiểm tra phát hiện vấn đề bảo vệ môi trường chưa được đầu tư và quan tâm thích đáng tại hầu hết các cơ sở nghiên cứu trên cả nước.
Cụ thể là hầu hết các phòng thí nghiệm không đầu tư hệ thống xử lý nước thải, tất cả nước thải hầu như được xả thải vào cống chung. Hệ thống xử lý khí thải có được đầu tư, nhưng không được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, nhất là hệ thống lọc hút khí. Rất ít PTN tiến hành thu gom và phân loại các loại chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn nguy hại để có biện pháp xử lý riêng biệt. Các loại hóa chất hết hạn, các mẫu vật không được phân loại, tất cả đều được thu gom chung với chất thải rắn thông thường.
Theo các chuyên gia, sở dĩ vấn đề bảo vệ môi trường không nhận được sự quan tâm của các PTN là do các quy định chưa có và chưa chặt chẽ, không có tính răn đe. Các kết quả khảo sát cho thấy có quá ít các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến hoạt động của PTN, các văn bản có liên quan nằm rải rác trong nhiều văn bản, dẫn đến tham chiếu và áp dụng khó khăn. Các quy định hiện nay của Việt Nam về vấn đề bảo vệ môi trường được xây dựng và thực thi khá tốt.
Cho đến nay, chưa có một tài liệu, một nghiên cứu nào có thể đánh giá được số lượng các PTN đang hoạt động trên địa bàn cả nước, kể cả PTN Nhà nước và PTN tư nhân. Chính vì vậy, cần phải có sự thống kê đầy đủ về hệ thống PTN tại Việt Nam, từ đó biết được lượng thải của các PTN để có các biện pháp phù hợp quản lý công tác bảo vệ môi trường của các PTN.
Theo Điều 68, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 quy định về bảo vệ môi trường đối với cơ sở nghiên cứu, đào tạo, phòng thí nghiệm gồm:
1. Cơ sở nghiên cứu, đào tạo, phòng thí nghiệm phải thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Thu gom, xử lý nước thải, khí thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
b) Phân loại chất thải rắn tại nguồn, thu gom và quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải;
c) Xử lý, tiêu hủy mẫu, vật phẩm phân tích thí nghiệm, hóa chất bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
d) Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
đ) Yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cơ sở nghiên cứu, đào tạo, phòng thí nghiệm có nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.
Ảnh: Chúng ta vẫn xem nhẹ vấn đề bảo vệ môi trường tại các cơ sở nghiên cứu hóa sinh