Tiêu chuẩn mới TCXDVN 104-2007 “Đường đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế” được Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký quyết định ban hành.
Quy phạm kỹ thuật thiết kế đường phố, đường, quảng trường đô thị 20TCN 104-83, được ban hành khá lâu, nhiều thông tin không tránh khỏi lạc hậu, thiếu chính xác, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đồ án quy hoạch đô thị và thiết kế đường. Nhóm nghiên cứu soạn thảo tiêu chuẩn mới đề tài cấp Bộ TC-22-05 (Bộ Xây dựng quản lý) và được Hội đồng cấp Bộ nghiệm thu ngày 20/12/2006. Tiêu chuẩn mới TCXDVN 104-2007 “Đường đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế” được Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký quyết định ban hành.
1. Phân loại đường phố theo chức năng
Đây là một trong những nộ dung quan trọng trong đồ án Quy hoạch xây dụng đô thị.
Mỗi tuyến đường phố thể hiện 2 chức năng cơ bản chức năng giao thông và chức năng không gian.
Chức năng giao thông được phản ánh đầy đủ qua chất lượng dòng, các chỉ tiêu giao thông như tốc độ. Mật độ, hệ số sử dụng khả năng thông hành (Z). Chức năng giao thông được biểu thị bằng 2 đặc tính đối lập là cơ động và tiếp cận (có tài liệu gọi là 2 chức năng phụ).
Một con đường được thiết kế có tính cơ động cao đòi hỏi phải đạt được tốc độ xe chạy cao. Điều kiện nào để đảm bảo cho tốc độ cao? Đó là mật độ thấp, hệ số sử dụng KNTH thấp (mức chịu tải thấp), quy hoạch quản lý sử dụng đất 2 bên đường và đường nối liên hệ một cách nghiêm ngặt… Khi tốc độ xe chạy cao, điều kiện kéo theo là lưu lượng giao thông lớn. Như vậy chỉ có những tuyến đường có hành trình dài, lưu lượng yêu cầu lớn mới đòi hỏi loại chức năng này và lúc đó xây dựng đường này mới có hiệu quả. Tất cả loại đuờng có tính cơ động cao được gọi là đường phố trục chính (Arterials). Tính tiếp cận thể hiện khả năng tiếp cận của phương tiện, của người và hàng hoá với địa điểm đi – đến. Nghĩa là tốc độ xe chạy thấp, mức chịu tải Z cao. Đây là những tuyến đường phố trong các khu vục sản xuất, khu vục dân cư, khu chức năng đông đúc. Tất cả các đường phố này gọi là hệ thống đường nội bộ (địa phương – Locals).
Hình 1. Chức năng giao thông của đường phố. |
Hình 1 thể hiện chức năng giao thông của đường phố. Hình này cho thấy tính đối lập của chức năng cơ động và tiếp cận. Những đuờng phố có tính tiếp cận cao thì không thể có tính cơ động cao. Ở khoảng giữa hình 1 thể hiện hệ thống đường dung hoà 2 chức năng này. Nghĩa là cân bằng giữa chức nằng cơ động và tiếp cận. Hệ thống này gọi là hệ thống đường phố gom (Collectors).
Chức năng không gian của đường phố phản ánh qua việc sử dụng không gian trong phạm vi chỉ giới đường đỏ để phục vụ nhiều mục đích khác nhau như: bố trí công trình hạ tầng kĩ thuật khác, cải thiện điều kiện môi trường, tham gia tổ chức không gian đời sổng người dân đô thị, hoạt động chính trị – văn hoá xã hội… Các loại đường có chức năng không gian quan trọng thường là các đường phố đặc thù: đại lộ, đường dạo mát, đường du lịch… Không gian hệ thống đường và công trình giao thông là một phần của không gian trống trong đô thị. Vì vậy thiết kế đường phố nói chung và thiết kế cảnh quan đường phố nói riêng là một phần của thiết kế đô thị. Kỹ sư quy hoạch, thiết kế đường phố cần có đủ kiến thức về kỹ thuật công trình, kỹ thuật giao thông và thiết kế đô thị. Bảng 1 dưới đây giới thiệu hệ thống đường phố theo chức năng.
Hình 2. Sơ đồ nguyên tắc nối liên hệ mạng lưới đường theo chức năng. |
Để bảo đảm cho đường phố làm việc theo chức năng có nhiều yếu tố do người quy hoạch quyết định. Trong số đó là nguyên tắc nối liên hệ (cột 4 bảng 1) và sơ đồ nguyên tắc nối liên hệ mạng lưới đường theo chức năng (hình 2) và minh hoạ các hình thức kiểm soát chỗ ra vào (hình 3).
Hình 3. Sơ đồ minh họa các hình thức kiểm soát lối ra vào đường phố. |
2. Tốc độ thiết kế
Tốc độ thiết kế là tốc độ dùng để tính toán các yếu tố hình học chủ yếu của đường trong điều kiện hạn chế. Tốc độ thiết kế là một thông số đầu vào quan trọng quyết định kết quả thiết kế, không chỉ ảnh hưởng đến các thông số bán kính đường cong nằm, bề rộng làn xe mà còn quyểt định phạm vi bảo đảm tầm nhìn tại nút, bán kính đường cong đứng tại công trình khác mức, kiểm soát lối ra vào và các tiện nghi an toàn – khai thác kèm theo.
Tốc độ thiết kế được dùng trong đồ án phải phù hợp với loại đường, phố, loại đô thị, loại địa hình và việc sử dụng đất bên đường (gọi là điều kiện xây dựng). Các loại đường đảm nhận chức năng khác nhau có thể có chung một giá trị tốc độ thiết kế, các loại đường cùng chức năng có thể có vài ba giá trị tốc độ. Tất cả những hướng dẫn này (bảng 2) làm cho người quy hoạch thiết kế mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn, dễ dàng hơn khi áp dụng. Đây cũng là những nét mới của tiêu chuẩn lần này.
Bảng 2. Lựa chọn cấp kỹ thuật theo loại đường, loại đô thị, điều kiện địa hình và điều kiện xây dựng
3. Mức phục vụ và khả năng thông hành
Mức phục vụ cùa đường phố là thước đo chất luợng giao thông trên đường. Đuờng phố mà trong dòng xe người lái cảm nhận được điều kiện thuận lợi, tự do lựa chọn tốc độ, ít bị trở ngại từ nhiều yếu tố trên đường… thì đường phố đó có mức phục vụ cao.
Quy ước này được chia thành 6 mức từ cao đến thấp: A.B.C.D E.F. Đường có chức năng cơ động càng cao, cấp kỹ thuật càng cao thì đòi hỏi thiết kế phải bảo đảm cho nó làm việc ở mức phục vụ càng cao. Việc quy định mức phục vụ thiết kế được thế hiện ở hệ số chịu tải Z (Z = 0÷1). Đường có chức năng cơ động cao thì Z nhỏ và ngược lại. Trong tương lai có thể còn phải quy định thời gian chậm xe đối với nút giao thông, hay chỉ tiêu khác cho từng đối tượng cụ thể. Như vậy, đây là một yêu cầu trong thiết kế hình học đường, tổ chức giao thông phải được báo đảm trong suốt thời gian khai thác đường (bảng 3).
Bảng 3. Mức phục vụ và hệ số sử dụng KNTH thiết kế của đường phố được thiết kế
Tiêu chuẩn TCXDVN104-2007 giới thiệu để người sử dụng phân biệt một cách rõ ràng các khái niệm về khả năng thông hành cúa đuờng (KNTH). Hiểu đúng ý nghĩa và vận dụng đúng trong thiết kế – quy hoạch sẽ góp phần quan trọng chống ùn tắc giao thông, báo đảm thiết kế không lãng phí.
4. Các yếu tố mặt cắt ngang đường phố
Có thể nói đây là vấn đề tồn tại nhiều nhất trong công tác quy hoạch và thiết kế mạng lưới đường phố. Phần lớn các đường phố hiện nay ở các giai đoạn quy hoạch các bộ phận mặt cắt ngang đã cấu tạo thiếu hoặc sai. Vì vậy khi đưa vào sử dụng phải xén hè đường, không có chỗ cho xe quay đầu, cho xe rẽ, dải phân cách đường trục chính bố trí đường dạo bộ… trật tự an toàn giao thông không đảm bảo, thường xuyên xảy ra gây ùn tắc (tuyến đường Nguyễn Chí Thanh – Trần Duy Hưng là một ví dụ). Tiêu chuẩn lần này nói rõ các bộ phận và chức năng của chúng. Tuy nhiên, vận dụng là vấn đề quan trọng. Muốn vậy, khi quy hoạch và thiết kế người làm phải hiểu thấu một bộ phận thiết kế để làm gì, đặt ở đâu, cấu tạo ra sao… Ví dụ làn rẽ riêng, điểm dừng xe bus… phải được quy định ngay trong các đồ án quy hoạch chi tiết. Bởi vì ngay sau giai đoạn này thì chỉ giới xây dựng và chỉ giới đường đỏ đã được phê duyệt. Nếu không làm thì giai đoạn dự án khó có thể thực hiện được.
Bảng 4. Chiều rộng một làn xe và số làn xe tối thiểu
Trong hướng dẫn thiết kế yếu tố mặt cắt ngang tiêu chuẩn mới nêu các loại bộ phận kèm theo là chức năng, yêu cầu cấu tạo. Những chỉ dẫn cụ thể cũng mềm dẻo và linh hoạt hơn để tạo thuận lợi cho áp dụng thực tế. Ví dụ bảng 4 hướng dẫn thiết kế bề rộng phần xe chạy và bề rộng một làn.
Ghi chú:
1. Bề rộng làn 2,75 m chỉ nên áp dụng vạch làn tổ chức giao thông ở đường phố nội bộ có điều kiện hạn chế.
2. Các đường phố nội bộ trong các khu chức năng nểu chỉ có 1 làn thì bề rộng làn phải lấy tối thiểu 4.0 m không kể phần rãnh thoát nước.
3. Số làn xe tổi thiểu chỉ nên áp dụng trong những điều kiện hạn chế hoặc phân kỳ đầu tư trong điều kiện bình thường nên lấy theo số làn xe mong muốn; trong điều kiện đặc biệt cần tính toán luận chứng kinh tế – kỹ thuật.
Tóm lại, Tiêu chuẩn TCXDVN 104-2007 là một trong số các tài liệu quan trọng đối với những người làm công tác quy hoạch xây dụng đô thị, thiết kế đường và hạ tầng kỹ thuật. Tuy nhiên, tiêu chuẩn cũng chỉ là những hướng dẫn, những quy định, khó có thể bao quát hết sự đa dạng của thực tế. Để phục vụ cho công việc quy hoạch xây dựng đô thị và thiết kế đường chúng ta còn phải có nhiều hơn thông tin khác, đặc biệt đòi hỏi sự vận dụng sáng tạo, sự nhìn xa. nhìn rộng ở người làm.
Tài liệu tham khảo:
1. TCXDVN104-2007 “Đường đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế”.
Theo Tạp chí KHCN XD