Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị Tp.HCM cho biết, vẫn còn nhiều dự án chống ngập chưa thể thực hiện vì gặp nhiều vướng mắc.
Đoàn giám sát của Thường trực HĐND Tp.HCM do bà Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP làm Trưởng đoàn đã có buổi giám sát việc thực hiện công tác đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025 đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị.
Báo cáo với đoàn giám sát, ông Bùi Thanh Tân – Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị (Ban Quản lý dự án hạ tầng) cho biết, giai đoạn 2016 – 2020 vẫn còn nhiều dự án chưa thể thực hiện vì gặp nhiều vướng mắc. Trong giai đoạn 2021 – 2025, ban sẽ tiếp tục triển khai thực hiện và dự kiến hoàn thành 9 dự án.
Cụ thể, có 3 dự án giải quyết 3 điểm ngập gồm đường Tân Quý (quận Tân Phú), Trương Công Định và Ba Vân (quận Tân Bình). Cùng với đó là các dự án cải tạo hệ thống thoát nước như đường Lê Đức Thọ, Quang Trung, Nguyễn Văn Khối (quận Gò Vấp), đường Thảo Điền – Quốc Hương (quận 2), khu vực chợ Thủ Đức…
Nguyên nhân chậm trễ giải ngân, ông Tân cho biết do nguồn vốn giải ngân được tính toán hơn 100.000 tỷ đồng nên hiện tại nhiều dự án chống ngập khác chưa triển khai được.
Ngoài ra, công tác giải phóng mặt bằng, việc di dời hạ tầng điện, cây xanh… tại các khu vực của dự án phải qua nhiều quy trình cũng khiến việc triển khai dự án trì trệ.
Đối với các dự án chống ngập, ban đang đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án trọng điểm như kênh Tham Lương – Bến Cát, rạch Xuyên Tâm, kênh Hy Vọng, rạch Văn Thánh… để có thể giảm bớt điểm ngập do triều cường và mưa, cải tạo mỹ quan môi trường, đô thị.
Với 81 dự án chậm giải ngân gồm chống ngập và cây xanh, môi trường… các đại biểu cho rằng Ban quản lý dự án hạ tầng nên đưa ra nguyên nhân chậm trễ cụ thể từng dự án để có thể gỡ vướng từng khó khăn, đẩy nhanh tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công.
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Lệ đánh giá, trong 2 năm (2021 – 2022), Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị Tp.HCM đã giải ngân đạt tỷ lệ 95,57%, trong đó giải ngân vốn ngân sách trung ương đạt tỷ lệ 97,18%, giải ngân vốn ngân sách địa phương đạt tỷ lệ 95,10%, góp phần tích cực vào kết quả giải ngân vốn đầu tư công của TP.
Chủ tịch HĐND Tp.HCM đề nghị Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị Tp.HCM cần quan tâm xác định rõ nhu cầu bố trí vốn cho dự án, khả năng thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn của các dự án theo tiến độ, nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công, không để lãng phí.
Bà Lệ nhấn mạnh: “Qua báo cáo của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP đang triển khai thực hiện 23 dự án trong năm 2023. Tuy nhiên, qua giám sát ghi nhận có 9/23 dự án đang gặp vướng mắc liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, điều chỉnh thời gian thực hiện dự án, điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu 1/2000,… cần sớm được tháo gỡ. Do đó, đề nghị Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP chủ động phối hợp các sở, ngành và UBND các quận, huyện có liên quan để tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc nhằm đảm bảo tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2023”.
Đồng thời, đề nghị Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP tập trung đẩy nhanh tiến nhất độ thực hiện 6 dự án trọng điểm do Ban làm chủ đầu tư. Đối với dự án Xây dựng Trung tâm triển lãm quy hoạch TP, hiện nay còn nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác thẩm định phê duyệt các gói thầu, phê duyệt dự toán chi phí phát sinh do thời gian dự án kéo dài tạm ngưng thi công, bà Nguyễn Thị Lệ đề nghị Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP khẩn trương hoàn thiện hồ sơ thủ tục nhằm đảm bảo đủ điều kiện vì sao chọn để triển khai thi công trở lại, sớm hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.
Đối với những kiến nghị của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP, Chủ tịch HĐND Tp.HCM đề nghị các sở, ngành, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có ghi nhận, giải quyết và trả lời bằng văn bản. Ngoài ra, các sở, ngành, đơn vị liên quan cần chủ động rà soát, đề xuất UBND TP có quy trình rút gọn trong công tác phối hợp trao đổi lấy ý kiến thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công, nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án.
Sở Quy hoạch – Kiến trúc cần sớm thẩm định, trình UBND TP điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Cụm y tế Tân Kiên tại xã Tân Kiên và xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh và nhiệm vụ lập đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 mở rộng Cụm Y tế Tân Kiên, tại xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh.
Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư cần tiếp tục rà soát việc cân đối nguồn vốn sau khi được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ cho TP nâng trần kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, báo cáo đề xuất UBND TP trình HĐND TP việc bố trí kế hoạch vốn trung hạn cho 40 dự án theo kiến nghị của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP.
Riêng UBND huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi, Trưởng đoàn giám sát yêu cầu phối hợp với chủ đầu tư tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến độ thi công Dự án xây dựng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (cơ sở 2) và Trung tâm xét nghiệm y khoa TP thuộc Cụm y tế Tân Kiên huyện Bình Chánh, Dự án xây dựng mới Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi.
Quang Linh/TCDN
Theo Tài chính Doanh nghiệp
Xem bài viết gốc tại đây: