Hiện Toyota đang đầu tư 2,6 tỷ Rand Nam Phi (khoảng 175 triệu USD) vào việc sản xuất xe Cross. Dự kiến dòng xe này sẽ được xuất khẩu sang khoảng 40 quốc gia sau khi xuất xưởng.
Phát biểu tại buổi lễ khởi động sản xuất ô tô động cơ hybrid có thể chạy cả bằng xăng và điện của công ty Toyota (Nhật Bản), ông Ramaphosa cũng cho biết 2 ưu tiên còn lại bao gồm việc giảm lượng khí thải carbon tại công ty điện lực quốc gia Eskom và các kế hoạch xây dựng nền kinh tế xanh.
Theo ông Ramaphosa, chính phủ đã công bố một dự thảo về lộ trình tăng cường sản xuất xe chạy hoàn toàn bằng điện. Dự thảo này sẽ sớm được trình bày cho các nhà đầu tư tiềm năng.
Tổng thống Nam Phi cũng cho biết đã kêu gọi các nhà lãnh đạo quốc tế hỗ trợ những nỗ lực của đất nước nhằm xây dựng nền kinh tế xanh và giải quyết các mục tiêu đầy tham vọng về biến đổi khí hậu thông qua các khoản tài trợ và hỗ trợ.
Hãng Toyota đã bắt đầu sản xuất chiếc xe hybrid được đặt tên là Cross, có động cơ đốt trong và động cơ điện kết hợp, tại một nhà máy ở vùng ngoại ô công nghiệp Prospecton nằm ở phía Nam thành phố cảng Durban của tỉnh KwaZulu-Natal.
Hiện Toyota đang đầu tư 2,6 tỷ Rand Nam Phi (khoảng 175 triệu USD) vào việc sản xuất xe Cross. Dự kiến dòng xe này sẽ được xuất khẩu sang khoảng 40 quốc gia sau khi xuất xưởng. Công suất của nhà máy có thể lên đến 111 chiếc xe mỗi ngày, tùy thuộc vào nhu cầu. Theo tính toán, việc sản xuất dòng xe hybrid này có thể đóng góp khoảng 1,4 tỷ Rand (khoảng 94,2 triệu USD) vào nền kinh tế Nam Phi mỗi năm.
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng thống Ramaphosa hoan nghênh việc Toyota cam kết khoản đầu tư này vào Nam Phi từ năm 2019 và tuyên bố Nhật Bản vẫn là nhà đầu tư lâu dài tại quốc gia này. Ông nhấn mạnh: “Điều này cũng quan trọng đối với nền kinh tế xanh và sẽ giúp phát triển kỹ năng trong nước cũng như thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa của đất nước”.
Hiện tại nhà máy của Toyota mang lại gần 8.000 việc làm cho người dân bản địa. Gần 1/4 trong số đó – khoảng 1.700 – là vị trí việc làm mới. Tổng thống Ramaphosa cũng nhắc đến quy hoạch tổng thể cho ngành công nghiệp ô tô của Nam Phi và cho biết mục đích là tạo ra niềm tin của nhà đầu tư khi họ đưa ra các quyết định đầu tư dài hạn. Ông nhấn mạnh rằng nội địa hóa là một trụ cột chính trong kế hoạch phục hồi kinh tế của Nam Phi.
Tuấn Minh
(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)