Sáng 3/6/2022, Tạp chí Môi trường và Đô thị tổ chức toạ đàm với chủ đề: “Chi phí thu gom vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt”.
8:30-9:00 Tiếp đón đại biểu
9:00-9:10: MC: Nhà báo Hà Hồng (Giới thiệu đại biểu, khai mạc toạ đàm)
Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 (Luật BVMT) được Quốc hội khoá XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020, có hiệu lực ngày 1/1/2022. Ngày 10/1/2022 Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị định số 08/2022/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (Nghị định 08). Luật BVMT cũng như Nghị định 08 có nhiều điểm mới hơn so với Luật BVMT năm 2014. Trong đó có quy định về chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt . Để làm rõ quy định nói trên, Báo Tài nguyên và Môi trường phối hợp Tạp chí Môi trường và Đô thị tổ chức toạ đàm với chủ đề: “Chi phí thu gom vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt”
Thay mặt ban tổ chức tôi xin trân trọng giới thiệu các đại biểu tham dự toạ đàm: Tham dự buổi tọa đàm có GS.TSKH Nguyễn Văn Liên, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Môi trường đô thị và KCN Việt Nam; Ông Huỳnh Minh Nhựt, Phó Chủ tịch VUREIA, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM; Ông Ngô Minh Châu, Phó Chủ tịch VUREIA, Chủ tịch Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị tỉnh Bắc Ninh; Ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Chủ tịch VUREIA, Chủ tịch Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế; TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng các chuyên gia, nhà quản lý, các đơn vị trực tiếp thu gom, xử lý chất thải tại các tỉnh, thành phố trên cả nước. Cuộc toạ đàm thực hiện theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Thay mặt ban tổ chức tôi xin tuyên bố khai mạc Toạ đàm: “Chi phí thu gom vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt”
MC: Giới thiệu đồng chí GS.TSKH Nguyễn Văn Liên chủ trì toạ đàm
MC mời GS.TSKH Nguyễn Văn Liên, Chủ tịch Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam phát biểu ý kiến chào mừng.
-Trân trọng cảm ơn lời phát biểu của đồng chí Chủ tịch Hiệp hội
9:10-9:25
MC: Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã được triển khai trong đó có nhiểu điều mới mang tính đột phá. Để luật nhanh chóng đi vào cuộc sống những người xây dựng luật và các cơ quan quản lý không chỉ nỗ lực xây dựng các hệ thống văn bản pháp luật đi kèm mà còn chủ động tham gia việc tuyên truyền, phổ biến các điểm mới trong luật tới đông đảo người dân, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Để có cái nhìn tổng quát và các quy định mới trong Luật Bảo vệ Môi trường và Nghị định 08, thay mặt BTC tôi xin đọc: “Các quy định mới trong Luật BVMT năm 2020 và Nghị định 08 liên quan chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt”.
–MC Hà Hồng bổ sung một số điều nhận xét về bài phát biểu nói trên.
Thưa quý vị và các bạn theo khoản 7 điều 79 của luật BVMT thì căn cứ thu phí rác thải dựa theo khối lượng và thể tích thực hiện chậm nhất là ngày 31-12-2024. Tức là trong khoản thời gian từ 1-1-2022 đến 31-12-2024 tuỳ vào từng địa phương quy định tính phí rác thải có thể được áp dụng ở các thời điểm khác nhau, nhưng chậm nhất là đến ngày 31-12-2024.
Một nội dung mới được quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật BVMT đó là cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân khi các đối tượng này không thực hiện phân loại rác, không sử dụng bao bì đúng quy định. Đồng thời thông báo cho cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
9:25-9:40
MC: Thưa các vị đại biểu!
Có một thực tế là trong nhiều năm qua phí thu gom chất thải rắn từ các hộ gia đình không tăng, trong khi lương cơ bản đã được điều chỉnh tăng nhiều lần, giá cả thị trường tăng. Thực tế này đang gây khó khăn trực tiếp cho các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải rắn trong việc đầu tư đổi mới công nghệ, giảm cường độ làm việc nặng nhọc cho công nhân môi trường ; ảnh hưởng lớn đến thu nhập của công nhân vệ sinh môi trường. Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi mời đồng chí Phạm Văn Đức, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) trình bày bài tham luận với chủ đề: “Thực trạng tính phí thu gom vận chuyển và công nghệ xử lý chất thải tại Việt Nam”
MC trân trọng cảm ơn đồng chí: Phạm Văn Đức, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) đã có bài tham luận tại toạ đàm.
Bài phát biểu của Cty Urenco Hà Nội:
https://drive.google.com/file/d/1XbaPrHkAMUFP2fX956C7I4BIPvAV3cRn/view?usp=sharing
Tiểu kết:
-MC Hà Hồng bổ sung một số điều nhận xét về bài phát biểu nói trên.
9h40- 10:00
MC Thưa các vị đại biểu!
Theo thống kê của các chuyên gia hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH chiếm từ 70 đến 80 % tổng chi phí cho hoạt động chất thải rắn sinh hoạt (gồm thu gom, vận chuyển, và xử lý). Với việc chiếm tỷ lệ lớn như vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trong đó có Nhật Bản về phí thu gom vận chuyển và xử lý rác thải hết sức cần thiết. Sâu đây chúng tôi trân trọng mời ngài: Hideki Wada đại diện lãnh đạo Công ty TNHH Quy hoạch chất thải Việt Nam – Vietnam Waste Planning lên trình bày tham luận của mình với chủ đề: “Xây dựng hệ thống (PAYT) “Pay – As – You – Throw” (Hệ thống thu phí theo lượng thải).
Bài phát biểu của chuyên gia Nhật Bản:
https://drive.google.com/file/d/1BCRttyfTrUXnrx8HtzafI6PiDV2B2HSb/view?usp=sharing
MC trân trọng cảm ơn ngài: Hideki Wada đã có bài tham luận tại toạ đàm
Tiểu kết:
-MC Hà Hồng bổ sung một số điều nhận xét về bài phát biểu nói trên.
Thưa quý vị đại biểu!
Tại các nước như Mỹ, Ôxtrâylia, Inđônexia, Palestine cơ cấu tính chi phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có tính tới chi phí trả cho các ảnh hưởng tác động đến môi trường, được biểu diễn dưới dạng các chi phí phi thị trường. Ở Mỹ khoản chi phí phi thị trường này được trả cho những hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi hoạt động thu gom vận chuyển như:ảnh hưởng bởi tiếng ồn, mùi hôi của rác, phương tiện vận chuyển hay sống gần bãi rác… và chi trả cho những thương tích xảy ra do các xe hoạt động trên những tuyến đường đông dân cư, rác bị rơi trong quá trình vận chuyển.
10:15-11:05
MC Thưa quý vị đại biểu!
Từ đầu buổi toạ đàm đến nay chúng ta đã nghe các tham luận về phí thu gom dưới góc độ Luật BVMT, các nghị định, ý kiến các chuyên gia. Tiếp theo chương trình chúng ta bước vào nội dung rất thực tế với những phương án, kiến nghị tính chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý cụ thể từ các công ty dịch vụ môi trường. Đó là :
– Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Lào Cai
– Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế
– Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.Hồ Chí Minh (Citenco)
– Công ty CP Đô thị Cần Thơ.
Mở đầu nội dung toạ đàm hôm nay tôi xin mời đồng chí Trần Quang Toàn- Phó Giám đốc Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Lào Cai trình bày tham luận.
Bài tham luận của Lào Cai:
https://drive.google.com/file/d/15qk9jcCC70_GuFVndjKa7IM45ZE3OZqg/view?usp=sharing
Mc tiểu kết:
– Thật bất ngờ, là một tỉnh miền núi Lào Cai, còn gặp nhiều khó khăn nhưng đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin Viettel Money để tính toán chi phí thu gom, vận chuyển xử lý rác thải rắn sinh hoạt .
– Có nhiều kiến nghị bổ ích để các cấp các ngành có liên quant ham khảo khi ban hành các quy định về thu phí rác thải.
Tiếp theo chúng tôi xin mời đại diện Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế trình bày tham luận
Bài tham luận của Huế:
https://drive.google.com/file/d/1DCpJmjIRP0q1o4oO7U1jUPvuPapbQu33/view?usp=sharing
-MC Hà Hồng bổ sung một số điều nhận xét về các bài phát biểu nói trên.
Đối với Huế: Nhiều công tác, hạng mục liên quan hoạt động thu gom, vận chuyển xử lý rác CTRSH chưa có định mức cho nên UBND cấp tỉnh không ban hành được đơn giá.
Ban hành cơ chế điều chỉnh giá rất cụ thể, chi tiết nhưng nhiều năm nay không thực hiện, mọi sự khó khăn, vất vả, nặng nhọc dồn lên người công nhân môi trường.
Xin mời đại diện Công ty Môi trường Cần Thơ
Tiểu kết
Xin mời đại diện Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Thành phố Hồ Chí Minh
Bài tham luận của TP.HCM
https://drive.google.com/file/d/1Vx8t6T7Rm_qWvfENDw7ZtjQuRi7Ee9-H/view?usp=sharing
Tiểu kết:
- TPHCM đã đi trước nhiều tỉnh và TP về triển khai giá dịch vụ, thu gom chất thải rắn sinh hoạt
- Cần chia nhỏ đối tượng chi trả dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSH
- Thành phố cần thống nhất giá dịch vụ trên toàn địa bàn TP, không nên giao cho các đơn vị quận, huyện của TP ban giá dịch vụ.
11:05:11:30
Trao đổi và tọa đàm
– Các báo cáo viên, đại diện ban tố chức trả lời câu hỏi của các nhà báo
Câu hỏi trong tọa đàm:
Câu hỏi dành cho TPHCM:
1. TP áp dụng giá dịch vụ thu gom, vận chuyển xử lý CTRSH tăng hơn so với trước đây, vậy thu nhập của người công nhân trực tiếp làm công việc nói trên có tăng không?
2. Giá thu gom bằng hình thức thủ công tăng 2 lần so với giá thu gom bằng cơ giới. Cơ chế giá này có khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động, giảm lao động nặng nhọc, độc hại cho người công nhân?
3. Dựa trên cơ sở nào mà TP ban hành giá dịch vụ trong khi các cơ quan chức năng chưa ban hành định mức kinh tế- kỹ thuật, định mức chi phí dịch vụ thu gom vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Câu hỏi dành cho TP Huế
- UBND tỉnh đã có văn bản về điều chỉnh giá dịch vụ thu gom vận chuyển, xử lý CTRSH khi giá nguyên vật liệu đầu vào như xăng, dầu, lương tăng. Vì sao đã có văn bản đó mà giá dịch vụ thu gom vận chuyển, xử lý CTRSH trong nhiều năm nay không thay đổi.
Câu hỏi dành cho Lào Cai
- Là một tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư, nhân lực, Công ty đã có giải pháp gì để ứng dụng công nghệ thông tin tính phí dịch vụ thu gom vận chuyển, xử lý CTRSH?
Câu hỏi dành cho phía Nhật Bản
- Túi đựng rác trả trước có phân hủy nhanh được không? Làm thế nào để người ta không làm giả được túi đựng rác? Hình thức bán túi đựng rác tại siêu thị hiệu quả hơn hay đưa về Tổ dân phố? Việc để túi rác trước cửa nhà có làm mất mỹ quan hay không?
MC: Xin cảm ơn các nhà báo đã có các câu hỏi rất cụ thể, tập chung vào chủ đề toạ đàm. Cảm ơn các diễn giả, ban tổ chức đã có các câu trả lời rõ ràng, cung cấp thông tin bổ ích cho các nhà báo.
Ý phát biểu của đại diện Tập đoàn AMACAO:
Tồn tại của giá xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt (cả đốt tiêu hủy và đốt phát điện) tại thông tư 07- Bộ Xây dựng còn chưa rõ ràng dẫn đến hạn chế trong đầu thầu lựa chọn nhà đầu tư xử lý rác thải sinh hoạt ( XLRTSH) và trong hợp đồng dịch vụ XLRTSH giữa nhà đầu tư với các địa phương.
– Hiện chưa có hướng dẫn cụ thể nào của Chính phủ và các bộ ngành ngoài thông tư 07 của Bộ Xây dựng về giá XLRTSH bằng phương pháp đốt (cả đốt tiêu hủy – tức là đốt bằng công nghệ nội địa thông thường không thu hồi nhiệt và đốt thu hồi nhiệt phát điện ) .
– Hơn nữa mỗi dự án, mỗi địa phương có các dự án XLRTSH bằng phương pháp đốt lại có giá khác nhau: dao động trong mức 370.000đ/tấn đến 450.000đ /tấn đối với đốt rác bằng phương pháp tiêu hủy (không thu hồi nhiệt) và từ 21 usd đến 23 usd /tấn đối với đốt rác phát điện. Tuy nhiên đối với đốt rác phát điện ( thu hồi nhiệt ) thì đều kí dưới dạng tạm tính .
– Đặc biệt, các địa phương rất lo lắng và khó khăn trong việc ấn định giá XLRTSH bằng phương pháp đốt phát điện (loại công nghệ chính đang được phát triển hiện nay – bởi công nghệ đốt không phát điện đã bộc lộ nhiều bất cập và trục trặc, có tới 90% dự án đốt tiêu hủy đã không vận hành được hoặc vận hành thường chỉ đạt 50% công suất thiết kế mà thường xuyên hỏng hóc, các chỉ tiêu Môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, nên hiện nay hầu hết đã chuyển sang phương pháp đốt phát điện.)
Tuy nhiên vấn đề giá đốt rác sinh hoạt phát điện đang bối rối trên tất cả các dự án (chúng tôi được biết 100% dự án để ngỏ vấn đề này và chỉ tạm tính – đây là hạn chế lớn làm các Nhà đầu tư và các cơ quan quản lý tại các địa phương đều khó khăn) nhất là sau câu chuyện các vật tư y tế và thiệt bị y tế vừa rồi có nhiều quan chức và doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Nên chúng tôi kiến nghị rằng: hiện vấn đề XLRTSH tại các địa phương đô thị đang rất bức xúc, cần đẩy nhanh công tác đầu tư xử lý, do các bãi chôn lấp hay các nhà máy đã lạc hậu và đang gây bức xúc lớn trong nhân dân do ô nhiễm. Nhưng vì tồn tại vấn đề giá rác cơ sở để đấu thầu và đàm phán giá lại như đã nếu trên đã làm hạn chế nghiêm trọng nội dung này.
Tài buổi tọa đàm, Tập đoàn AMACAO đề xuất:
1.Cần có hành lang pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước nhằm mạch lạc cách định giá và đàm phán giá cho dịch vụ này
– Hiện giá XLRTSH bằng phương pháp đốt phát điện trên thế giới cũng có nhiều mức do phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau:
+ Phụ thuộc vào công suất. Càng nhiều giá càng rẻ.
+ Phụ thuộc chất lượng rác (nhiệt trị của rác): rác của nước càng giàu, khí hậu càng khô thì rác càng có nhiệt trị cao – nó như than nên phát được nhiều điện và do đó giá XLRTSH càng giảm .
+ Phụ thuộc vào tiêu chuẩn khí thải
+ Phụ thuộc vào giá vật tư và công nghệ mỗi nước.
+ Phụ thuộc vào tính chất rác: phân loại hay không phân loại .
– Cụ thể: ở các nước châu Âu giá XLRTSH bằng phương pháp đốt phát điện trung bình từ 35 – 45 Euro /tấn.
– Giá của Sgp, của Hồng Kông hay Taiwan khoản 29-32 usd /tấn.
– Giá của Trung Quốc (do rác của họ tốt nhiệt trị cao) và quy mô rác lớn (từ 1500tấn – 4000 tấn / 01 cơ sở xử lý) do lợi thế quy mô nên giá đốt rác phát điện TQ từ 20usd – 27usd /tấn.
– Nó cũng còn tùy vào tiêu chuẩn khí thải là theo tiêu chuẩn châu Âu, hay tiêu chuẩn của nước sở tại.
Với Việt Nam đa số các đô thị nhỏ hơn Trung Quốc nhiều, quy mô nhỏ, không có lợi thế quy mô, hơn nữa Rác Việt Nam chất lượng kém: nhiệt trị thấp, không phân loại – đặc biệt đa số công nghệ phải nhập khẩu nên suất đầu tư cao: nên giá xử lý thông thường phải từ 22usd – 28usd /tấn làm cơ sở đấu thầu là phù hợp .
Chúng tôi thấy cũng cần có hành lang pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước nhằm mạch lạc cách định giá và đàm phán giá cho dịch vụ này sớm nhất để các nhà đầu tư và cơ quan quản lý môi trường các tỉnh có hành lang pháp lý cho nội dung này .
2. Nên Ưu tiên lựa chọn các nhà đầu tư trong nước vào các dự án đốt rác phát điện.
– Hiện nay chúng tôi quan sát, thống kê thì tại Việt Nam đang cấp phép cho khoảng 10 nhà máy đốt rác phát điện trong đó có tới khoảng 6-7 Nhà đầu tư là Nhà đầu tư đến từ Trung Quốc. Cụ thể chúng tôi thấy: Hà Nội cấp phép cho Thiên Ý 4000 tấn (chiếm tới 60% lượng rác Hà Nội); Phú Thọ cũng cấp cho NĐT Trung Quốc, 100% lượng rác Phú Thọ; Huế chúng tôi cũng được biết đang đàm phán với NĐT Trung Quốc; Thanh Hoá cũng đã cấp phép cho NĐT Trung Quốc; Cần Thơ NĐT TQ cũng đang vận hành; Đà Nẵng có 1 nhà máy nhỏ cũng đang đàm phán với NĐT TQ…Chúng tôi chưa nói đến nhà máy tại Hải Dương NĐT TQ đã triển khai nhưng người dân họ phản đối hay một loạt các Nhà máy khác là bóng dáng của NĐT TQ đang săm soi để đấu thầu đấu giá cũng khoảng chục dự án nữa mà chúng tôi đang thấy.
Đây là vấn đề lớn mà chúng tôi là 1 nhà đầu tư thuộc Tập đoàn AMACCAO (1 nhà đầu tư Trong nước), cũng muốn thông qua sự kiện này của Tạp chí Môi trường và đô thị Việt Nam để kiến nghị tới các người đọc, các công ty xử lý rác thải trên địa bàn cả nước, các cơ quan truyền thông và đặc biệt các cơ quan quản lý nhà nước. Chúng ta nên xem xét và suy nghĩ xem có nên chăng, chúng ta cần tạo điều kiện cho NĐT Trong nước. Việc tạo điều kiện cho nhà đầu tư Trong nước như Tập đoàn AMACCAO chúng tôi thì có những lợi ích như sau:
2.1 Công nghệ: Công nghệ vê đốt rác và XLRT thì hiện nay trên thế giới có khoảng 20 nhà phát triển loại công nghệ này, đặc biệt là loại đốt rác phát điện nguyên khối (tức không phân loại) thì đã hàng nghìn nhà máy với chục nhà phát triển công nghệ. Các nhà đầu tư trong nước có tiền, có tầm, có tâm, có lịch sử tốt như AMC chúng tôi không khó khăn gì để mua các công nghệ này cả, và chúng tôi có quyền lựa chọn. Như chúng tôi đang làm các dự án hơn 3000 tấn tại Hà Nội rất đơn giản chứ không phải chúng ta đừng nhầm tưởng công nghệ đốt rác phát điện chỉ có một ông này mà có rất nhiều nhà phát triển công nghệ họ bán công nghệ. Chúng ta có tiền là đầu tư được. Vì vậy chúng tôi đề xuất nên tạo điều kiện cho nhà đầu tư Trong nước có năng lực tài chính, năng lực kinh nghiệm, có năng lực thực hiện các dự án như chúng tôi để ưu tiên nhà đầu tư trong nước
2.2 Các cơ quan quản lý nhà nước rất có thẩm quyền khi có vấn đề gì cần tranh luận với nhà đầu tư sẽ dễ hơn vì các nhà đầu tư trong nước.
2.3. Chúng tôi muốn diễn đàn này xem xét và tạo điều kiện có ý kiến với cơ quan có thẩm quyền của nhà nước, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ xây dựng, Bộ TNMT, UBND các tỉnh, để chỉnh sửa Luật đấu thầu làm sao để mức đầu tư, loại hình đầu tư nên ưu tiên đấu thầu trong nước, không đấu thầu quốc tế nữa. Để các nhà đầu tư trong nước như chúng tôi có cơ hội vào các dự án mà sử dụng vốn ngân sách hoặc vốn để trả cho phí dịch vụ như XLRT, XLNT hay kể cả các dự án khác tương tự như thế này. Vì toàn bộ tiền của người Việt chúng ta nên trả, nên giành cho các doanh nghiệp Việt, nhà đầu tư Việt. Không phải chỉ mình AMACCAO chúng tôi, mà còn cả các nhà đầu tư Việt khác được là nhà đầu tư các loại hình dự án này.
11:30-11:40
Tổng kết toạ đàm
Phó Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam Hà Hồng tổng kết toạ đàm
Thưa quý vị đại biểu!
Trong buổi toạ đàm với chủ đề: “Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt” do Báo Tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và môi trường) phối hợp Tạp chí Môi trường và Đô thị (Hiệp hội môi trường, đô thị và Khu công nghiệp) tổ chức ngày hôm nay đã có … báo cáo tham luận và các ý kiến phát biểu liên quan chủ đề nói trên. Các vấn đề chính được đại biểu tham dự toạ đàm trao đổi tại toạ đàm: Các quy định mới của Luật BVMT năm 2020 liên quan chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải; thực trạng tính phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải ở Việt Nam các giải pháp và kiến nghị; kinh nghiệm của Nhật Bản trong lĩnh vực nói trên.
Mang tiếng nói trực tiếp từ cơ sở đại diện các công ty Môi trường đô thị các tỉnh, thành phố Lào Cai, Hải Phòng, Huế, Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh đã nêu những vấn đề thuận lợi, khó khăng, các giải pháp và kiến nghị trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại địa phương.
– Các Bộ ngành có liên quan nghiên cứu ban hành phương pháp, quy trình xác định quản lý chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH để các địa phương xây dựng, điều chỉnh đơn giá nhanh chóng, thuận tiện. Cần có quy định cụ thể về mức thu, tỷ lệ hỗ trợ, bù đắp từ ngân sách địa phương thống nhất trên cả nước với từng loại đô thị. Quy định khoản bù trừ đối với trường hợp thất thu.
– Có chế tài đối với những đối tượng không phân loại rác tại nguồn, không nộp tiền dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH.
– Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan như: UBND các cấp, các cơ quan chức năng liên quan, tổ trưởng dân phố và đối tượng sử dụng dịch vụ.
– Trong cơ cấu giá chi phí dịch vụ cần có tỷ lệ phần trăm thích hợp để bồi dưỡng cho người công nhân trực tiếp thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, đồng thời để các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động, giảm lao động nặng nhọc cho người công nhân.
Ban tổ chức hy vọng rằng buổi toạ đàm hôm nay đã cung cấp các thông tin bổ ích để Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam dùng làm tài liệu tham khảo khi làm công văn với những kiến nghị cụ thể gửi các cơ quan có thẩm quyền xem xét ban hành các quy định về chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Đồng thời cũng là tài liệu để cơ quan quản lý Nhà nước, nhất là Bộ Tài nguyên và Môi trường tham khảo khi xây dựng và ban hành các văn bản có tính khả thi để đưa nhanh các quy định về chi phí thu gom chất thải rắn sinh hoạt trong Luật BVMT, Nghị định 08 vào cuộc sống kể từ năm 2024.
Thông qua toạ đàm, các cơ quan báo chí sẽ có cái nhìn tổng thể, khách quan và sâu sắc hơn, về thực trạng chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, cũng như các giải pháp cụ thể, đồng cảm hơn với cuộc sống khó khăn của công nhân môi trường khi chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt chưa được tính đúng, tính đủ, từ đó sẽ có các bài báo phân tích chuyên sâu, lan toả đến cộng đồng.
Thay mặt ban tổ chức chúng tôi xin trận trọng cảm ơn các diến giả, các nhà quản lý, nhà khoa học và các nhà báo đã tham dự toạ đàm.
Chúng tôi xin tuyên bố cuộc toạ đàm kết thúc tại đây.
Trân trọng cảm ơn!
MTĐT
(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)
Ảnh: GS.TSKH Nguyễn Văn Liên, Chủ tịch Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam phát biểu ý kiến chào mừng.