Trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, chắc chắn các ứng dụng công nghệ sẽ tiếp tục được duy trì và phát huy hiệu quả, trên cơ sở liên tục được cập nhật, bổ sung thêm tính năng mới.
Ngay từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào phòng, chống dịch đã được triển khai nhanh chóng. Với những tiện ích, tính thiết thực cao, các ứng dụng công nghệ số đã được các cơ quan, tổ chức và người dân hưởng ứng bằng cách cài đặt, sử dụng thường xuyên, giúp việc khoanh vùng, truy vết đạt hiệu quả cao, hỗ trợ tối đa trong học tập, làm việc, từ đó góp phần ngăn chặn được dịch lây lan trong cộng đồng.[2]
Dấu ấn Việt Nam trong kỷ nguyên số [3]
Không phải chờ đến ASEAN 37 mà ngay từ những ngày đầu của năm Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã tận dụng thành công công nghệ số để phát huy tốt nhất vai trò của mình, thông qua việc kịp thời chuyển sang hình thức họp trực tuyến để duy trì kênh chia sẻ thông tin và phối hợp giữa các quốc gia ASEAN. “Trong khi các nước láng giềng vẫn đang phải vật lộn với đại dịch, Hà Nội đã sáng tạo một cách đáng ngạc nhiên trong các hoạt động ngoại giao và tận dụng tình hình một cách tốt nhất, không chỉ cho mình mà cho cả cộng đồng ASEAN”, tờ Diplomat nhận định.
Đường xa không làm cách trở…
“Trước tình hình đại dịch COVID-19 ở nhiều nước vẫn còn phức tạp, tuy đã đạt được những kết quả ban đầu trong kiểm soát dịch bệnh, Việt Nam dù rất mong muốn và cố gắng hết sức để có thể đón tiếp lãnh đạo các nước ASEAN và đối tác đến dự các hội nghị này, sau khi tham vấn với các nước, đã quyết định tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 (ASEAN 37) và các cấp cao liên quan theo hình thức trực tuyến” Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng mở đầu buổi họp báo về ASEAN 37 với một tuyên bố như thế.
Thật đáng tiếc, đại dịch COVID-19 đã làm đảo lộn cách thức vận hành của các diễn đàn và hội nghị quốc tế. Và ASEAN 37 cũng không ngoại lệ. Đó là kỳ hội nghị cấp cao đầu tiên được diễn ra theo hình thức trực tuyến, kể từ khi ASEAN được thành lập năm 1967. Thể thức tổ chức chưa từng có đặt Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020 vào bài toán khó, khi phải thiết lập một chương trình nghị sự phù hợp với sự chênh lệnh múi giờ mà vẫn đảm bảo tiến độ cho các đàm phán quan trọng.
Một học giả Thái Lan chuyên về Đông Nam Á hồi đầu năm nay từng chia sẻ trên tờ The Diplomat: “Ngoại giao ASEAN được dàn xếp một cách riêng tư; nổi tiếng với việc đạt được các thỏa thuận lớn trên sân golf và trong các cuộc họp bên lề. Các sự kiện trực tuyến sẽ làm loãng “cách thức ASEAN” trong việc thực hiện điều đó”.
Thật vậy, ai cũng hiểu, một trong những “đặc sản” của các kỳ hội nghị chính là những cuộc gặp bên lề, nơi mọi tương tác hay thậm chí là biểu cảm, sắc mặt của lãnh đạo các quốc gia sẽ dễ lọt vào khung ảnh và trở thành “tín hiệu” phỏng đoán tiến trình hội nghị đang diễn ra lạnh – nóng ra sao. Nhưng, việc dò xét động thái, thậm chí là săn ảnh, giờ đây trở nên bất khả, khi mọi người đều không trực tiếp nhìn nhau, cũng chẳng nhìn vào máy ảnh, mà nhìn vào một chiếc camera. Tôi nghe anh phóng viên người Nhật ngồi cạnh thở dài: “Another online” (lại một kỳ họp trực tuyến nữa).
Chỉ đến khi ban tổ chức thông báo hội nghị sẽ bao gồm 20 hoạt động cấp cao, với sự tham gia của các đối tác lớn như Nga, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc không khí buổi họp báo mới “sống” trở lại. Con số 80 văn kiện dự kiến được thông qua khiến cánh phóng viên háo hức, bởi đây là số văn kiện nhiều nhất từ trước đến nay. Đặc biệt, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sau hơn 8 năm đàm phán hứa hẹn sẽ được ký kết.
Đón nhận những tin nóng từ phía Bộ Ngoại giao, chúng tôi, với đầy háo hức xen lẫn lo âu đã tự phác thảo một kế hoạch tuyên truyền hội nghị mới, về một kỳ hội nghị “không thể gặp nhau”. Mãi sau này, khi hội nghị đã kết thúc, Thứ trưởng Dũng mới chia sẻ, nói một cách khách quan, dịch COVID-19 chia rẽ các nước, trước hết là về mặt vật lý khi các nước đành phải áp dụng các biện pháp để bảo vệ biên giới của mình và ngăn cản việc đi lại. “Về mặt tư tưởng, có thể thấy thường những lúc khó khăn thì mỗi thành viên đều rất dễ suy nghĩ đến những lợi ích riêng và đặt nó lên trên hết. ASEAN cũng nhận thức được điều đó. Và những ngăn cách về mặt vật lý có thể không thể khắc phục được ngay nhưng phải luôn có ý thức rằng bất cứ khi nào có thể khắc phục thì sẽ đều nỗ lực thực hiện”, ông nói. Thì ra, việc tổ chức một kỳ hội nghị trực tuyến, tưởng chừng đơn giản khi lược bỏ nhiều công đoạn hậu cần, thực tế lại khiến nảy sinh thêm nhiều bài toán mới khác. Còn cánh phóng viên chúng tôi khi ấy, vẫn đang bận tưởng tưởng “cái gật đầu” qua màn hình trực tuyến sẽ được hiện thực hóa ra sao.
Và những kết quả vượt mong đợi
Có lẽ, năm 2020 là lần đầu tiên ASEAN họp trực tuyến thường xuyên và nhiều đến như vậy. Hơn cả một kênh thông tin, phương pháp mới đã giúp ASEAN duy trì phối hợp, đưa ra nhiều quyết sách quan trọng với khu vực, cả về hợp tác nói chung và về phòng chống dịch nói riêng. Việc ký kết Hiệp định RCEP là minh chứng cho điều đó. Một lễ ký kết chưa từng có tiền lệ nhưng khiến bất cứ ai chứng kiến đều phải thán phục, bởi Việt Nam đã khéo léo lựa chọn phương án công nghệ tinh tế nhất để kéo sự xa cách địa lý về con số 0.
“Ngay sau đây, lễ ký kết Hiệp định RCEP trong khuôn khổ ASEAN 37 chính thức bắt đầu!”, lời dẫn của MC vang lên trong khán phòng rộn tiếng vỗ tay, khi kim đồng hồ vừa điểm đúng 12h trưa ngày 15-11. Phía sau hàng ghế ký kết, lãnh đạo 15 quốc gia đứng trang trọng, chứng kiến các Bộ trưởng Kinh tế đặt bút ký vào hiệp định. Lễ ký kết mang tính cột mốc được thực hiện trang trọng với đầy đủ nghi thức, bao gồm cả nghi thức chụp ảnh chung. Chỉ khác một điều, tất cả đều diễn ra trực tuyến.
“Trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo các nước ASEAN và các nước đối tác, ngài Tổng Thư ký ASEAN cùng quý vị đồng nghiệp về sự ủng hộ, nỗ lực trong nhiều năm qua”, lời cảm ơn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không chỉ đánh dấu thành công của một hiệp định lịch sử, mà còn đánh dấu nỗ lực hợp tác xuyên không gian, vượt thời gian mà ASEAN 37 đã làm được.
Trên màn hình lớn, chúng tôi nhìn thấy nụ cười của nhà lãnh đạo các nước, tiếng vỗ tay chúc mừng vang dội từ mỗi điểm cầu và hình ảnh các vị bộ trưởng giơ cao bản hiệp định với nét mực tươi vừa ký. Mọi thứ chân thực tới mức họ như đang ở ngay đây cùng nước chủ nhà Việt Nam chúc mừng giây phút lịch sử.
Kết thúc phần ký kết, từ điểm cầu Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh trịnh trọng trao bản hiệp định đã ký cho Tổng Thư ký ASEAN Dato Lim Jack Hoi – người đang ở điểm cầu Jakarta. Trên màn hình, lúc này đã được chia làm hai nửa, xuất hiện hình ảnh trực tiếp của Bộ trưởng Việt Nam và Tổng Thư ký ASEAN tay trao tay hiệp định đã ký, dẫu thực tế cả hai đều đang trao cho một lễ tân tại điểm cầu của mình.
Công nghệ, chứ không phải bất cứ điều gì khác, đã tài tình “lắp ghép” các không gian thành một, khiến buổi lễ trở nên ý nghĩa hơn. Giây phút ấy, thay vì tập trung viết nốt dòng tin, hàng chục phóng viên có mặt tại phòng báo chí đều “buông máy”, vỗ tay và ồ lên thán phục. Khoảng cách vào khoảnh khắc ấy bỗng như nhập làm một. “Tôi không nghĩ lễ ký sẽ diễn ra theo cách đó. Tuyệt vời!”, phóng viên của tờ Nikkei hào hứng nói với đồng nghiệp, khi chiếc máy ghi âm vẫn chưa kịp tắt. Chưa đầy một tiếng sau, hình ảnh “cái bắt tay” trong kỷ nguyên số xuất hiện dày đặc trên các mặt báo quốc tế, với dòng tít ấn tượng: “Thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới đã được ký kết!”.
Phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số
Dự thảo Văn kiện trình Đại hội lần thứ XIII củ Đảng cũng đã xác định chủ đề Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội 2021 – 2030 là: khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Dự thảo cũng xác định: “Phải đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử, tiến tới chính phủ số, trong đó tập trung phát triển hạ tầng số cho các cơ quan nhà nước một các tập trung, thông suốt, hiệu quả phục vụ phát triển cho kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân. Thực hiện chuyển đổi số quốc gia một cách toàn diện để phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số. Phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành xây dựng chính phủ số; đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ ba trong khu vực ASEAN về chính phủ số, kinh tế số”.
Có thể thấy, chuyển đổi số chính là con đường để thúc đẩy đổi mới sáng taoj và tạo ra giá trị mới cho nền kinh tế Việt Nam. Là tập đoàn công nghệ, doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam, VNPT nhận thức phải tiên phong, dẫn dắt triển khai chương trình Chuyển đổi số quốc gia theo tinh thần Nghị quyết 52/TƯ ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) và Quyết định số 749 của Thủ tướng Chính phủ. Đây không chỉ là nhiệm vụ chiến lược mà còn là sứ mệnh của VNPT và của các cơ quan truyền thông, các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.
Thúc đẩy phát triển công nghệ số [1]
Khi nhắc đến năm Chủ tịch ASEAN 2020, công chúng sẽ nhớ nhiều đến “Gắn kết và chủ động thích ứng”, chủ đề năm ASEAN mà Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã trịnh trọng tuyên bố trong lễ bàn giao tại Thái Lan. Một năm đã trôi qua, ASEAN 37 xứng đáng là cái kết đẹp cho hành trình của Việt Nam, với sứ mệnh chèo lái con tàu ASEAN vững vàng đi đúng hướng, vượt qua vùng biển “COVID-19” sóng dậy không ngừng.
Chúng tôi, những phóng viên có vinh dự được đồng hành với năm Chủ tịch đầy khác lạ này, cũng mong muốn nhiều hơn ngoài những thành công mà ASEAN 37 nói riêng và năm Chủ tịch ASEAN 2020 đem lại. Hơn cả một kỳ hội nghị, ASEAN 37 để lại những câu chuyện, kỷ niệm và dấu ấn về một Việt Nam linh hoạt và đề cao câu chuyện xóa nhòa những khoảng cách để đi tới đoàn kết, thống nhất và cùng phát triển.
Thực tế, hầu hết các doanh nghiệp công nghệ thông tin đã vào cuộc, cho ra đời hàng loạt sản phẩm hữu ích, vừa phục vụ phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, học tập trong bối cảnh giãn cách xã hội, hay sau đó là bối cảnh “bình thường mới”. Đáng chú ý, các ứng dụng đã kết nối hai chiều giữa chính quyền, cơ quan y tế với người dân, giữa học sinh với nhà trường, giữa doanh nghiệp với đối tác, bạn hàng…; giúp doanh nghiệp, người dân sống an toàn cùng dịch bệnh, không để gián đoạn hoạt động hằng ngày, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Ngược lại, thông tin do người dân cung cấp qua các ứng dụng là cơ sở để cơ quan chức năng phân tích, đánh giá, đưa ra chiến lược phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp, chính xác, hiệu quả.
Những ứng dụng tiêu biểu như NCOVI (khai báo y tế), Bluezone (phát hiện tiếp xúc gần), Telehealth (khám, chữa bệnh từ xa), VNPT E-learning (học trực tuyến) hay 1Office (quản trị doanh nghiệp)… đều do các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam phát triển, đã khẳng định Việt Nam là một trong những nước tiên phong trong việc sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin để phòng, chống dịch trong toàn dân. Đồng thời, điều đó cho thấy năng lực doanh nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam. Nền tảng, hạ tầng thông tin tại Việt Nam có bước phát triển nhanh cũng nhờ các doanh nghiệp thông tin nước ta có chiến lược đầu tư bài bản, bắt kịp xu hướng chung của thế giới.
Gần 60.000 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực và sẵn sàng tham gia “giải những bài toán” do các cấp, ngành, doanh nghiệp đặt ra trong quá trình phòng, chống dịch Covid-19 hay rộng hơn là quá trình chuyển đổi số của đất nước, như lời Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, đã tiếp tục khẳng định tinh thần ứng phó kịp thời, biến “nguy thành cơ”.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, chắc chắn các ứng dụng công nghệ sẽ tiếp tục được duy trì và phát huy hiệu quả, trên cơ sở liên tục được cập nhật, bổ sung thêm tính năng mới. Song bên cạnh đó, các doanh nghiệp công nghệ cũng cần nghiên cứu cho ra đời thêm giải pháp, nền tảng công nghệ mới, phù hợp với bối cảnh, điều kiện “bình thường mới”, phục vụ “mục tiêu kép” vừa phát triển kinh tế – xã hội, vừa phòng, chống dịch hiệu quả.
Lâu dài hơn, doanh nghiệp công nghệ số cần tính đến phương án “hậu Covid-19” khi dịch Covid-19 được khống chế, đẩy lùi. Ở yêu cầu này, những đơn vị được hưởng thụ sản phẩm công nghệ cần chú trọng đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số tại đơn vị; có thể nghiên cứu, đưa ra yêu cầu bổ sung tính năng mới cho sản phẩm đang sử dụng, đồng thời đặt hàng ứng dụng mới trên cơ sở nhu cầu hoạt động của đơn vị, cũng như lợi ích từ việc số hóa đem lại.
Phát triển công nghệ số là xu hướng chung. Chính phủ, nhiều bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, đơn vị đã xác định nhu cầu, mục tiêu của quá trình chuyển đổi số. Việc phát triển các ứng dụng công nghệ trong phòng, chống dịch Covid-19 là phép thử cho quá trình này, hiệu quả thiết thực mang lại đã được khẳng định trong thực tiễn. Rõ ràng, dịch Covid-19 là cơ hội để thúc đẩy công nghệ số phát triển nhanh hơn…
Áp dụng công nghệ số. Thống kê cho thấy số thuê bao di động và số thuê bao truy cập Internet tăng 10 điểm phần trăm sẽ đóng góp vào mức tăng trưởng GDP chung của cả nền kinh tế khoảng 0,2 – 0,4%.
Và cuối cùng, quá trình đô thị hóa cũng là một động lực để tăng tổng cầu của nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm.
Tài liệu tham khảo
- Gia Khánh, “Thúc đẩy phát triển công nghệ số”, Hà Nội Mới 3/2/2021.
- Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII của Đảng.
- An Nhiên, “Dấu ấn Việt Nam trong kỷ nguyên mới”, Tạp chí An ninh Thế giới số xuân Tân Sửu – 2021.
PGS.TS Nguyễn Đức Khiển
Nguyên Giám đốc Sở KH-CN-MT Hà Nội
Ảnh: Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet