Tập đoàn T-Tech phát triển dự án xử lý chất thải rắn trong hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn

Tăng trưởng kinh tế, quá trình đô thị hóa diễn ra là những áp lực ngày một nặng nề hơn đối với nhiệm thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị hiện nay.

Tăng trưởng kinh tế, quá trình đô thị hóa diễn ra là những áp lực ngày một nặng nề hơn đối với nhiệm thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị hiện nay.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2021, tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn 45/63 tỉnh/thành phố là khoảng 51.586 tấn/ngày. Trong đó khu vực đô thị phát sinh khoảng 31.381 tấn/ngày và khu vực nông thôn khoảng 21.667 tấn/ngày.

Trên cả nước, hiện có 1.322 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt gồm 381 lò đốt chất thải, 37 dây chuyền chế biến compost, 904 bãi chôn lấp; trong đó, có nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. Tuy nhiên, chất thải rắn sinh hoạt này vẫn chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp (khoảng 71%). Trong khi việc đầu tư phát triển hệ thống xử lý chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (trong đó vốn vay ODA là chính), nguồn vốn của khu vực kinh tế tư nhân tham gia đầu tư còn rất khiêm tốn

Theo TS.Nguyễn Đình Trọng -Chuyên gia kinh tế – Chủ tịch tập đoàn công nghệ T-Tech: Thu hút đầu tư thông qua mô hình hợp tác công tư (PPP) là giải pháp quan trọng để giải quyết bài toán xử lý rác thải và chất thải rắn tại Việt Nam. Dự án xử lý chất thải và rác thải tái tạo năng lượng là một nhu cầu thiết yếu để thực thi chính sách phát triển nền “Kinh tế tuần hoàn” của Chính phủ.

tm-img-alt
TS. Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam đã giới thiệu sự khác biệt của Công nghệ Lò đốt rác T-TECH, tính phù hợp, ưu việt của Công nghệ Lò đốt rác trong nước, đối với rác thải chưa được phân loại từ đầu nguồn như ở Việt Nam.

 

Để hoạt động thu hút đầu tư tư nhân theo chủ trương xã hội hóa được minh bạch, hiệu quả, Nghị định 25/2020/NĐ-CP đã bổ sung quy định đối với dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về XHH, quy định nguyên tắc lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án này. Đồng thời, Điều 16 Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định, danh mục dự án XHH phải được công bố rộng rãi trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, làm cơ sở xác định số lượng nhà đầu tư quan tâm thực hiện dự án.

Trường hợp có một nhà đầu tư quan tâm, cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật chuyên ngành, pháp luật về XHH. Trường hợp có hai nhà đầu tư trở lên quan tâm, việc tổ chức đấu thầu áp dụng quy trình đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ.

Tại Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 23/11/2021 về việc đẩy mạnh triển khai thi hành văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành văn bản hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện các nội dung về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án thuộc lĩnh vực chuyên ngành, xã hội hóa. 

tm-img-alt
Những năm gần đây, Tập đoàn Công nghệ T-Tech Việt Nam tập trung đi sâu nghiên cứu giải pháp, công nghệ và chế tạo thành công lò đốt rác thải sinh hoạt, lò đốt rác thải nguy hại, lò đốt rác phát điện và lò đốt rác thải sinh hoạt cho nông thôn mới.

 

Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam là đơn vị hàng đầu về nghiên cứu sản xuất lò đốt chất thải rắn và đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn trên toàn quốc.

Hiện nay Công ty đã và đang đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn tại các tỉnh Phú Yên, Nghệ An. Với nền tảng vững chắc về hệ thống kiến thức, hệ thống sản xuất lò đốt chuyên nghiệp, kinh nghiệm thực tiễn, trong thời gian tới Công ty sẽ tiếp tục tham gia đề xuất đầu tư ở các tỉnh trên cả nước, thúc đẩy phát triển theo hướng tái chế góp một phần vào hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn bền vững của đất nước./.

Ths.Phan Cường

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)