Tái diễn thực trạng đốt rơm rạ tràn lan, khói mù mịt ở ngoại thành Hà Nội

Mỗi vụ mùa về, theo thói quen, người dân ngoại thành Hà Nội như: Quốc Oai, Thạch Thất… lại đốt rơm rạ tràn lan ngay trên những cánh đồng cạnh các tuyến đường đông đúc phương tiện qua lại. Việc đốt rơm rạ tạo ra những đám khói mù mịt bao phủ khắp cánh đồng, vây kín các trục đường giao thông làm giảm tầm nhìn, tiềm ẩn nguy cơn mất an toàn giao thông. Gió thổi sẽ mang theo khói vào khu vực nội thành khiến chất lượng không khí đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Việc làm này mặc dù đã được quán triệt, tuy nhiên với thói quen của người dân, cùng sự vào cuộc chưa quyết liệt của chính quyền khiến thực trạng này tái diễn mỗi vụ mùa về.

Theo Chi Cục bảo vệ môi trường Hà Nội, một trong những nguyên nhân khiến chất lượng không khí trên địa bàn thành phố có xu hướng giảm là do gần đây, khu vực ngoại thành Hà Nội đang vào mùa vụ, một số người dân thiếu ý thức đốt rơm rạ (Ảnh: Dân trí)

Theo số liệu quan trắc chỉ số chất lượng không khí (AQI) Hà Nội ngày 8/6/2019 tại 2 Trạm quan trắc không khí là Minh Khai và Phạm Văn Đồng lần lượt là 112 và 111. Kết quả của chỉ số chất lượng không khí này đều tăng so với những ngày trước đó (Ảnh: Hànôịmới)

Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội Mai Trọng Thái cho biết: “Quá trình đốt rơm rạ làm phát sinh khí thải CO2, CO, NOx vào môi trường, gây ô nhiễm tại khu vực đốt rơm rạ và cả nội đô”

Hiện tượng phát thải các chất khí bụi CO2, CO, NOx… ra ngoài môi trường, khiến nồng độ bụi PM 2.5 có xu hướng tăng cao đột biến vào thời điểm chiều tối tới đêm khuya, do người dân thường đốt rơm rạ vào chiều tối (Ảnh: Tài nguyên & Môi trường)

Việc làm này không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí mà còn tác động đến an toàn giao thông, hạn chế tầm nhìn của người dân khi lưu thông trên các tuyến đường

Từ tháng 5/2019 tới nay, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức nhiều khóa tập huấn, hướng dẫn quy trình xử lý rơm rạ và giới thiệu các công nghệ sinh học không ảnh hưởng tới môi trường cho người dân các huyện ngoại thành

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng đã tiến hành hỗ trợ 10% kinh phí; các quận, huyện, thị xã hỗ trợ 30% kinh phí để xử lý rơm rạ và còn lại do người dân tự chi trả nhằm xử lý rơm rạ sau thu hoạch…

Trước kia, rơm rạ được tận dụng làm chất đốt, làm thức ăn cho gia súc. Tuy nhiên, ngay nay khi cuộ sống người dân được nâng cao hơn, rơm rạ được thay thế bằng gas, điện

Nên rơm rạ sau khi thu hoạch xong người dân sẽ đốt luôn tại ruộng, theo người dân lý giả là bởi không phải mất công dọn dẹp hay mang về nhà,tro của rơm rạ để tại ruộng làm phân bón tự nhiên cho mùa vụ kế tiếp (Ảnh: Tuổi trẻ)

Theo thống kê, ước tính mỗi năm, thành phố Hà Nội phát sinh khoảng 1 triệu tấn rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp, rất nhiều trong số đó bị người dân đốt bỏ trên cánh đồng

Mục tiêu thành phố Hà Nội đặt ra là đến năm 2020 Thủ đô không còn cảnh đốt rơm rạ, nhằm mục đích giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rơm rạ, đồng thời không gây ra sự lãng phí nguồn tài nguyên có thể tái sử dụng.

Hà Hiền (Tổng hợp) – Báo ANTĐ

Theo An Ninh Thủ Đô

Ảnh: Khói trắng vây kín các con đường, khiến người dân khó khăn trong việc di chuyển

Xem bài viết gốc tại đây:

https://anninhthudo.vn/doi-song/tai-dien-thuc-trang-dot-rom-ra-tran-lan-khoi-mu-mit-o-ngoai-thanh-ha-noi/814415.antd