Còn gì tuyệt hơn khi được check in trong vườn dâu tây rộng đến 6 ha, không những thế du khách còn được miễn phí vào vườn. Vườn dâu vào chính vụ đỏ rực, từng chùm căng mọng, nhìn thôi cũng đủ mê!
Dâu tây có tên tiếng anh là Fragaria hay còn gọi là dâu đất là một chi thực vật hạt kín và loài thực vật có hoa thuộc họ hoa hồng (Rosaceae) cho quả được nhiều người ưa chuộng. Dâu tây xuất xứ từ châu Mỹ và được các nhà làm vườn châu Âu cho lai tạo vào thế kỷ 18 để tạo nên giống dâu tây được trồng rộng rãi hiện nay.
Dâu tây được trồng lấy trái ở vùng ôn đới. Với mùi thơm hấp dẫn cùng vị dâu ngọt lẫn chua nên dâu tây được ưa chuộng. Ở Việt Nam, khí hậu mát mẻ của miền núi Mộc Châu và Đà Lạt là môi trường thích hợp với việc canh tác dâu nên loại trái cây này được xem là đặc sản của vùng cao nguyên này.
Dâu tây được trồng theo hai hình thức thủy canh và trồng trên đất.
Trang trại có nhiều công nhân làm theo công nhật, hàng ngày tỉa lá, bỏ quả nhỏ để dành dinh dưỡng nuôi quả to, bắt sâu và bón phân từng gốc.
Dâu tây không những được trồng ngoài trời tự nhiên, ở đây dâu còn được trông trong mội trường nhà kính để đảm bảo được chất lượng tốt nhất.
Dâu tây ra quả quanh năm nhưng từ tháng 10 đến tháng 4 hàng năm sẽ cho năng suất cao nhất.
Toàn bộ cây dâu trong nàh kính được trang bị hệ thống tưới tiêu với thiết kế chống ngập úng
Cây được bón bằng các loại phân hữu cơ, vi sinh.
Dâu tây đườn trồng ở cao nguyên Mộc Châu hợp khí hậu nên quả có vị ngọt thanh và chua nhẹ.
Khách du lịch vào vườn hoàn toàn không mất phí, và được tận tay hái dâu tây tươi ngon.
Khách du lịch sau khi hái dâu được đóng hộp và tính tiền theo kg.
Một đôi bạn trẻ đang chụp ảnh lưu giữ những hình ảnh đẹp tại trang trại dâu tây lớn nhất Mộc Châu.
Toàn Vũ – Báo Dân Trí
Theo Dân Trí
Ảnh: Trang trại dâu tây lớn nhất miền Bắc có diện tích gần 6ha, thuộc Bản Áng 2 (xã Đông Sang, Mộc Châu, Sơn La) ở đây trồng khoảng nhiều loại dâu tây nhưng chủ yếu hai loại dâu giống Hàn Quốc và Nhật Bản.
Xem bài viết gốc: https://dulich.dantri.com.vn/du-lich/song-ao-tai-vuon-dau-tay-lon-nhat-mien-bac-20190122110013772.htm