Chúng ta đang ở trong “thời đại của nhựa”, với sản lượng nhựa gần như tăng gấp đôi trong hai thập kỷ qua và dự kiến sẽ tăng lên hơn gấp ba vào năm 2050. Điều đáng lo ngại sản phẩm nhựa phần lớn đều trở thành rác thải.
Hiện nay, thế giới đang phát sinh 200 triệu tấn chất thải nhựa trong lượng chất thải rắn sinh hoạt hàng năm. Con số này này tương đương với khối lượng của khoảng 523 nghìn tỷ ống hút nhựa. Nếu số ống hút này được xếp nối tiếp nhau theo chiều dài thì có thể quấn quanh thế giới khoảng 2,8 triệu lần. Đó một trong những số liệu được đưa ra trong báo cáo “Nhựa: Chi phí đối với xã mội, môi trường và nền kinh tế” của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) năm 2021.
Các tính chất đặc thù của nhựa đã khiến vật liệu này đóng một vai trò quan trọng trong xã hội. Nhựa là một vật liệu đặc biệt; thường nhẹ, đàn hồi, chống thấm nước và giá thành rẻ. Những đặc tính này khiến nhựa trở thành vật liệu được lựa chọn trong nhiều loại sản phẩm khác nhau từ quần áo và thiết bị khoa học đến các tấm pin mặt trời và bộ phận trong xe hơi. Vì vậy, nhựa có nhiều vai trò quan trọng trong xã hội. Đặc biệt, nhựa đã được sử dụng như một vật liệu thiết yếu trong việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm và an ninh lương thực; đóng gói sản phẩm thực phẩm ngăn ngừa hư hỏng, lãng phí và ô nhiễm thực phẩm, bảo vệ thực phẩm khỏi sâu bệnh và tăng thời hạn sử dụng. Nhựa cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc hạn chế sự lây lan của COVID-19 và giảm thiểu tử vong do dịch bệnh gây ra;31 hầu hết các thiết bị bảo vệ cá nhân và thiết bị y tế sử dụng để cứu người đều được làm hoàn toàn hoặc một phần từ nhựa.
Phần lớn nhựa sản xuất được thiết kể để chỉ sử dụng một lần. Điều này dẫn đến sự gia tăng đáng kể chất thải nhựa. Báo cáo “The businress case for a UN treaty on plastic pollition” năm 2020 đã đưa ra những số liệu thống kê đáng lo ngại đối với nhựa: 75% nhựa được sản xuất từ năm 1950 đến nay đã trở thành rác thải, 1/3 rác thải nhứa không được quản lý đúng cách và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, hơn 150 triệu tấn nhựa được ước tính là đang ở trong các đại dương, 914 loài bị tác động bởi các mảnh rác nhựa, bao gồm tất cả các loài rùa biển, 12 trong 25 các loài hải sản đánh bắt được báo báo là có chứa vi nhựa.
Ô nhiễm nhựa gây ra vô số tác động tiêu cực và đã trở thành mối quan tâm lớn trên toàn cầu. Ô nhiễm nhựa gây nên mối đe doạ cho cả con người và hành tinh của chúng ta. Đồng thời, gây thiệt hại cho các ngành kinh tế, đặc biệt là thuỷ sản và du lịch. Nhựa mất hàng trăm đến hàng nghìn năm để phân huỷ, gây ra các tổn thất tàn phá mà thế hệ tương lai phải gánh chịu. Khi nhận thức về tác động tiêu cực từ nhựa được cải thiện thì mối quan tâm của cộng đồng cũng tăng lên. Ô nhiễm nhựa hiện nay thường xuyên được coi là một trong ba mối quan tâm hàng đầu về môi trường theo quan điểm của cộng đồng trên toàn cầu.
Do nhựa khó phân huỷ một cách hoàn toàn và có thể tồn tại trong môi trường trong hàng trăm năm, lượng nhựa tích tụ trong các đại dương vào năm 2040 ước tính lên đến 600 triệu tấn. Mỗi năm có khoảng 11 triệu tấn rác thải nhựa thất thoát ra các đại dương trên thế giới. Con số này có thể tăng đến 29 triệu tấn vào năm 2040, nếu không có hành động và giải pháp quyết liệt để giải quyết vấn đề quản lý hiệu quả và một cách hệ thống chuỗi giá trị nhựa.
Đồng Xuân
(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)
Ảnh: Rác thải nhựa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và hệ sinh thái biển. Ảnh: ITN