Rừng Tây Nguyên đang dần ‘chết’

[16/07/2015 21:17:24] Liên quan d?n v? vi?c hon 200 cây thông trên d?a bàn huy?n B?o Lâm b? ch?t h? trái phép x?y ra cu?i tháng 5 v?a qua, ngày 16/7, Công an t?nh Lâm Ð?ng cho bi?t, l?c lu?ng công an huy?n B?o Lâm dã kh?i t?, b?t t?m giam ba nghi can g?m Lê Vi?t Tu?ng (40 tu?i) và Quách H?i Tô (42 tu?i, cùng ng? huy?n B?o Lâm), Truong M?nh Hùng (31 tu?i, quê Thanh Hóa) b? t?m giam v? hành vi h?y ho?i r?ng. Ngoài nh?ng d?i tu?ng trên còn có ba nghi can khác liên quan d?n v? án dã b? tr?n hi?n dang du?c l?c lu?ng công an truy b?t d? ph?c v? công tác di?u tra. Trong ?nh: Hi?n tru?ng v? ch?t h? trái phép 207 cây thông trên 30 nam tu?i t?i Kho?nh 1, Ti?u khu 466 thu?c d?a bàn xã L?c Tân (huy?n B?o Lâm, Lâm Ð?ng). ?nh: Nguy?n Dung – TTXVN

5 tỉnh Tây Nguyên có tổng diện tích tự nhiên hơn 5,4 triệu ha, chiếm 16,8% diện tích cả nước. Nhưng những năm gần đây, rừng Tây Nguyên đang có tốc độ suy giảm khá nghiêm trọng cả về diện tích và chất lượng.

“Điểm nóng” nạn phá rừng

Tây Nguyên là khu vực có diện tích rừng lớn thứ hai cả nước (chiếm khoảng 17,5%), có tiềm năng lớn về tài nguyên rừng và nhiều lợi thế về phát triển kinh tế, phát triển lâm nghiệp. Rừng Tây Nguyên gắn liền với đời sống đồng bào, có vị trí quan trọng về môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn nước, điều tiết khí hậu không chỉ cho khu vực, mà còn cho các tỉnh duyên hải miền Trung, miền Đông Nam bộ và toàn bộ vùng hạ lưu sông Mê Kông. Thế nhưng những năm gần đây, Tây Nguyên có tốc độ suy giảm rừng khá nghiêm trọng cả về diện tích và chất lượng.

Theo báo cáo mới nhất của Thanh tra tỉnh Gia Lai, rừng ở tỉnh này đã “mất” 9.684 ha. Nguyên nhân chi tiết được nêu ra là tình trạng phá rừng làm rẫy, chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp, đổi rừng lấy những đại dự án. Sâu xa nhất là sự sai phạm của hàng loạt chủ rừng, ban quản lý rừng và tư duy ngắn hạn, thực dụng của chính quyền địa phương.

Sự việc tương tự xảy ra ở Lâm Đồng. Trong bối cảnh thị trường bất động sản không ngừng tăng nhiệt, hàng loạt vụ việc lấn chiếm rừng, hạ độc đồi thông đặc dụng đã xảy ra. Không xa trung tâm Đà Lạt đã có hiện tượng chủ đầu tư tự ý xây khách sạn, resort không phép, phóng đường bê-tông và phân lô rào đất một cách dễ dàng… Tình trạng phá rừng lấy gỗ ở các huyện Lâm Hà, Lạc Dương, Di Linh, Đam Rông, Bảo Lâm vẫn liên tiếp diễn ra. Việc xử lý các vụ lẻ tẻ không đủ sức răn đe.

Tại tỉnh Đắk Lắk, tình trạng phá rừng cũng diễn ra không kém nghiêm trọng. Đầu năm 2021, trong Hội nghị bảo vệ phát triển rừng năm 2021, phòng cảnh sát kinh tế và công an tỉnh này đưa ra con số chỉ trong năm 2020, họ đã tiếp nhận 248 vụ phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép, khởi tố 41/134 bị can. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm đến vụ việc phá rừng tại chính Công ty Lâm nghiệp Ea Kar. Tại đây, theo cơ quan điều tra, đã có khoảng 28.000 m3 gỗ rừng bị đốn hạ, thiệt hại khoảng 29 tỉ đồng. Tại tỉnh Đắk Nông, cũng trong đầu năm nay, các vụ phá rừng phòng hộ diện tích lớn để xây khu nghỉ dưỡng, biệt thự ở ven hồ thủy điện Đắk R’Tih, TP Gia Nghĩa… cũng khiến dư luận bức xúc.

Riêng Kon Tum, con số mới nhất mà Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh này đưa ra vào tháng 5 vừa qua cũng gây choáng váng người nghe không kém: chỉ trong 4 tháng đầu năm 2021, tỉnh này có 80 vụ vi phạm lâm nghiệp, gây thiệt hại hơn 224 m3 gỗ với hơn 50 ha rừng. Chỉ riêng tháng 4/2021, tỉnh này có 30 vụ vi phạm lâm luật, 16 ha rừng bị phá.

Cần những giải pháp mạnh

Phát biểu tại Hội nghị Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất lâm nghiệp các tỉnh Tây Nguyên, ông Bùi Văn Cường, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk, cho rằng rừng Tây Nguyên còn là vấn đề văn hóa, sinh kế và bản sắc đại ngàn. Việc bảo vệ và phát triển rừng hết sức quan trọng nên phải xây dựng lực lượng kiểm lâm ngày càng vững mạnh. Tăng cường nguồn lực, đặc biệt là trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ để rừng tự nhiên ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, ông Cường cho rằng nên xem xét kiến nghị Chính phủ, Bộ Quốc phòng có phương tiện, thiết bị bay để sử dụng vào công tác quản lý, bảo vệ rừng, kịp thời xử lý những đối tượng phá rừng.

Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk cũng cho biết vừa qua đã chỉ đạo phải xây dựng quy định để có chế tài cụ thể với chủ rừng, cấp ủy chính quyền địa phương liên quan đến việc để mất rừng. Theo ông Cường, phải quy định cụ thể để mất mấy ha rừng thì xử lý hình thức gì, từ khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ Đảng đến xử lý hình sự. “Được biết Đắk Nông đã có quy chế này từ năm 2016 và chúng tôi đã chỉ đạo sang học tập kinh nghiệm. Tỉnh cũng đã có văn bản xin ý kiến Bộ Tư pháp về thẩm quyền ban hành quy định này và đang đợi cơ quan Trung ương cho ý kiến” – ông Cường thông tin.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết để bảo vệ được rừng thì cần xác định rõ trách nhiệm không chỉ chủ rừng mà các cấp quản lý. Bộ NN&PTNT đồng tình quan điểm với Đắk Lắk và rất mong 3 tỉnh còn lại của khu vực Tây Nguyên thực hiện để nâng cao trách nhiệm, xác định rõ trách nhiệm.

“Chủ thể rừng thì theo luật hiện hành, còn chính quyền địa phương, cấp ủy địa phương cũng phải có trách nhiệm rõ ràng mới giữ được rừng” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Minh Phương – Tạp chí KTMT

Theo Kinh tế Môi trường

Ảnh: Rừng Tây Nguyên đang bị tàn phá nghiêm trọng.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kinhtemoitruong.vn/rung-tay-nguyen-dang-dan-chet-56817.html