Rác thải điện tử gia tăng nhanh nhất thế giới

Khi thời đại 4.0 phát triển, con người sử dụng một lượng lớn đồ điện tử nhằm phục vụ cho nhu cầu sống. Và như vậy chắc chắn sẽ sản sinh ra một lượng rác thải điện tử khổng lồ.

 Sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đi cùng với sự đổi mới sáng tạo công nghệ đã khiến việc sản xuất các thiết bị điện, điện tử phát triển mạnh mẽ.

Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội giúp cho đời sống người dân ngày càng được cải thiện, tầng lớp trung lưu, thượng lưu cũng gia tăng dẫn đến nhu cầu thay đổi các sản phẩm điện, điện tử ngày càng lớn. Điều này dẫn đến tuổi đời ngày càng ngắn của các sản phẩm điện, điện tử, có nghĩa là có nhiều rác thải điện tử được sinh ra hơn trong nền văn hóa “nâng cấp và thải bỏ” ngày nay. Việt Nam cũng không ngoại lệ khi mà lượng rác thải điện tử trong nước ngày càng tăng nhanh tạo ra những áp lực đối với công tác xử lý loại chất thải đặc thù này.

Luật BVMT năm 2020 đã đưa ra những quy định về phát triển kinh tế tuần hoàn (KTTH), về trách nhiệm tái chế, xử lý các sản phẩm thải bỏ trong đó có rác thải điện tử. Bài viết sau đây tổng quan thực trạng về rác thải điện tử ở Việt Nam, đánh giá các khó khăn vướng mắc trong công tác quản lý từ đó đưa ra các đề xuất để thúc đẩy phát triển mô hình KTTH trong lĩnh vực rác thải điện tử.

Rác thải điện tử là gì?

Về cơ bản, chúng ta có thể hiểu rác thải điện tử là các đồ điện tử bị hư hỏng nặng không còn có khả năng sử dụng nữa hay nó quá lỗi thời không còn thích hợp với cuộc sống.

Rác thải điện tử là gì?
Rác thải điện tử là gì?

Với khái niệm này bạn có thể thấy rằng hàng loạt những đồ dùng điện tử được cho là rác thải. Ví dụ như chiếc tivi màn hình lồi to sụ, chiếc tủ lạnh cũ kỹ không thể sử dụng nữa,… Những thứ này cũng góp phần tạo nên một lượng rác khổng lồ của đồ điện tử.

Những mối hiểm họa phát sinh từ rác thải điện tử

Tác hại đối với người tiếp xúc trực tiếp

Hàng ngày, bạn có thể thấy những người làm nghề ve chai, một công việc bị xem thường trong xã hội tuy nhiên nó lại vô cùng có ích trong việc tạo nên môi trường xanh cho cuộc sống.

Những con người này luôn thu gom số lượng lớn những linh kiện điện tử, những đồ dùng điện tử đã bị hỏng hay cũ kỹ. Sau đó họ sẽ chịu khó nhặt nhạnh tháo gỡ các bộ phận để loại bỏ những thứ có thể sử dụng và thứ không thể sử dụng.

Các hoạt động tiếp xúc trực tiếp này vô hình chung đã gây ra ảnh hưởng vô cùng lớn tới sức khỏe của người làm nghề ve chai. Những thứ như thủy ngân, bari, chì, niken, đồng, thậm chí là asen sẽ tác động trực tiếp đến cơ thể qua quá trình tiếp xúc. Và như vậy rất dễ dẫn đến những căn bệnh như suy tim mạch, hô hấp, ung thư,…

Gây ra ô nhiễm không khí

Trong hoạt động tái chế và xử lý những đồ điện tử, nhiều nhà máy doanh nghiệp chỉ vì muốn đốt cháy các linh kiện bỏ đi mà không quan tâm đến nó sẽ dẫn tới việc giải phóng khí hydrocacbon vào trong không khí.

Và chất thải dioxin cùng với các kim loại nặng sẽ thải ra bên ngoài môi trường. Đồng nghĩa với việc đó là một lượng lớn không khí sẽ bị ô nhiễm, cực kỳ nguy hại đến cuộc sống thường ngày của con người.

Gây ra ô nhiễm nước

Bạn cũng có thể thấy được những loại ống tia cực tím được dùng trong những thiết bị như camera video, tivi, màn hình máy tính,… được xả thải ra bên ngoài môi trường, chính vì vậy mà bị ô nhiễm vào nước và đất. Việc này không những nguy hiểm cho người uống và tắm rửa bằng nước này mà còn ảnh hưởng tới rất nhiều các hoạt động sống khác của con người.

Gây ra ô nhiễm đất

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 45 triệu người tại vùng đồng bằng Châu Giang, Trung Quốc phải gánh chịu ảnh hưởng từ nguồn gió đem những hạt độc hại gieo rắc xuống dưới đất trồng của vùng đồng bằng vô cùng rộng lớn này, theo đó qua những sản phẩm nông nghiệp đi vào cơ thể con người.

Lạm dụng sức lao động của những con người nghèo khổ

Hiện nay, trên thế giới vẫn còn khoảng 29.8 triệu người sống một cuộc sống cực kỳ nghèo khổ. Rất nhiều người đã xin làm các công việc điện tử với các mức lương thấp, vì có tới 90% số lượng rác thải điện tử bị buôn bán trái phép.

Lạm dụng sức lao động của những con người nghèo khổ
Lạm dụng sức lao động của những con người nghèo khổ

Họ bị lợi dụng sức lao động để làm các công việc phi pháp. Việc này thật đáng lên án và cần phải có các biện pháp xử lý để răn đe những đối tượng phạm tội.

Vì sao rác thải điện tử lại lại trở thành vấn đề nan giải?

Như chúng ta đã biết, nhựa và những vật liệu tương tự khác có thể tốn rất nhiều thời gian để phân hủy, nó còn phụ thuộc vào cách mà chúng được tạo nên, quá trình phân hủy có thể mất từ 500 năm đến 1000 năm.

Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn nữa đó chính là độc tố phân rã khá chậm, những thiết bị điện tử còn có chứa các hóa chất và những kim loại độc hại. Lượng hóa chất và kim loại trong những thiết bị điện tử chiếm tới 70% tổng lượng chất thải động hại của thế giới.

Kim loại và những nguyên tố như thủy ngân, chì, asen, cadimi, selen và crom có mặt ở mọi thứ, từ tủ lạnh, tivi đến laptop. Những ống tia catot có trong tivi thường được sử dụng kính pha chì ở mặt phía sau của chúng.

Vì sao rác thải điện tử lại lại trở thành vấn đề nan giải?
Vì sao rác thải điện tử lại lại trở thành vấn đề nan giải?

Còn chip máy tính thì chứa các chất chống cháy brom, các độc tố này sẽ dẫn tới các vấn đề về môi trường và sức khỏe của con người. Việc tiếp xúc với chì sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ. Hydrocacbon thơm đa vòng, dioxin brom hóa và những kim loại nặng khác sẽ làm axit hóa sông giết chết cá và những loài thực vật.

Việc đốt những con chip cũ phóng những hạt mịn thủy tinh, thiếc, chì, bari cadimi và thủy ngân vào trong bầu khí quyển, những kim loại nặng thấm vào đất giải phóng ra photpho độc hại, gây ảnh hưởng tới nông nghiệp và chuỗi thức ăn.

Quy trình thu gom và xử lý rác thải điện tử

Hiện nay, quá trình thu gom và xử lý các rác thải điện tử mới ở mức độ thô sơ, phần lớn là nhặt nhạnh và phân loại các kim loại linh kiện theo chất bán dẫn hay chất dẫn điện.

Có thể ở các nước phát triển quy trình này sẽ được xử lý bằng hệ thống máy móc hiện đại. Tuy nhiên ở Việt Nam, việc xử lý rác thải điện tử vẫn còn là vấn đề bất cập và được nhìn nhận theo nhiều góc độ.

Quy trình thu gom và xử lý rác thải điện tử
Quy trình thu gom và xử lý rác thải điện tử

Các chiến dịch thu gom đồ điện tử miễn phí, hay tình nguyện viên rác thải điện tử vẫn thường xuyên được diễn ra ở những thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh. Việc này giúp tạo nên một không gian sống xanh sạch đẹp cho môi trường xung quanh.

Bên cạnh những cách xử lý trên, chúng tôi cũng sẽ chia sẻ một số biện pháp có thể làm giảm được lượng rác thải xả ra mỗi ngày ngay sau đây:

Nghiền rác thải điện tử thành bụi nano

Những nhà khoa học thuộc đại học Rice, bang Texas, Mỹ đã tìm ra được biện pháp tái sử dụng rác thải điện tử với việc nghiền nát bảng mạch thành bụi nano. Họ dùng máy nghiền chứa một buồng làm lạnh bằng khí nitơ (nhằm ngăn các vật liệu nhạy cảm với nhiệt tan chảy, quyện lẫn vào nhau) cùng với khí argon và một quả bóng thép nhỏ để có thể nghiền nát những bảng mạch thành dạng hạt tách rời với kích thước siêu nhỏ khoảng 20 – 100 nanomet (tóc người có đường kính khoảng từ 80.000 – 100.000 nanomet).

Nghiền rác thải điện tử thành bụi nano
Nghiền rác thải điện tử thành bụi nano

So với việc chôn lấp các rác thải điện tử hoặc tái chế để thu kim loại thông qua việc hỏa luyện hay dùng hóa chất, phương pháp mới này được cho là kinh tế hơn rất nhiều. Thành viên nhóm nghiên cứu – Chandra Sekhar Tiwary có nói rằng: Những cách xử lý rác thải điện tử khác là chu trình một chiều, việc đốt hay sử dụng hóa chất để xử lý rác thải gây tốn nhiều năng lượng hơn mà vẫn tạo nên chất thải. Chúng tôi sẽ giới thiệu một hệ thống có công dụng phá vỡ mọi hợp chất – oxit, polymer, kim loại – thành dạng bột đồng nhất và có thể tái sử dụng.

Sau khi nghiền lạnh, những hạt phân tử nano được cho vào trong nước để phân tách và tái sử dụng. Trong nghiên cứu này, những nhà khoa học mới chỉ dùng một máy nghiền lạnh có kích thước nhỏ. Những họ hoàn toàn có thể tạo ra các chiếc máy có kích thước công nghiệp.

Làm chất bán dẫn bằng gỗ

Những nhà khoa học thuộc đại học Rice, Mỹ đã vô cùng thành công trong việc biến gỗ – vật liệu có thể tự hủy – thành một chất dẫn điện bằng cách chuyển đổi bề mặt gỗ thành vật liệu graphene để sử dụng cho những thiết bị điện tử, thay vì dùng những vật liệu dẫn điện dễ gây ra ô nhiễm môi trường.

Làm chất bán dẫn bằng gỗ
Làm chất bán dẫn bằng gỗ

Để có thể làm được việc này, một nhóm nghiên cứu được nhà hóa học James Tour đứng đầu đã dùng laser công nghiệp để tạo nên graphene trên khối gỗ thông bên trong môi trường giàu hydro hay khí trơ argon. Đây chính là phương pháp giúp tạo nên các mảng graphene nhiều lớp có độ linh hoạt cao. Vì thiếu oxy nên nhiệt độ từ tia laser sẽ không thiếu đốt miếng gỗ mà sẽ biến bề mặt của nó thành bọt graphene bám lên trên gỗ.

Những nhà khoa học hy vọng rằng, họ có thể khai thác được đặc tính dẫn điện của graphene tạo nên từ gỗ thông – vật liệu vô cùng thân thiện với môi trường, có khả năng tự phân hủy – để tạo nên những siêu tụ điện dự trữ năng lượng.

Làm chip bằng gỗ

Một con chip thông dụng sẽ được tạo ra từ một tấm silicon mỏng, có cấy các vật liệu khác nhau để tạo nên những vi mạch với đặc tính khác nhau (có tên gọi là wafer) như đồng, một vài loại hợp kim như GaAs, GaSb, GaP,… Những vật liệu bán dẫn này khi bị thải ra bên ngoài môi trường sẽ gây ra ảnh hưởng vô cùng lớn.

Nhóm nghiên cứu được Giáo sư Zhenqiang Ma – Đại học Wisconsin, Mỹ – đứng đầu đã tìm ra được phương pháp sử dụng gỗ để làm chip cho máy tính, thay vì sử dụng wafer bằng silicon. Con chip của Giáo sư Ma dùng gỗ đã qua xử lý tạo nên những tờ giấy nanocellulose, có thể uốn cong làm wafer.

Làm chip bằng gỗ
Làm chip bằng gỗ

Theo Giáo sư Ma, chất liệu nanocellulose sẽ giúp giảm thiểu số lượng vật liệu chất bán dẫn cần sử dụng trên chip mà không gây ảnh hưởng đến tốc độ xử lý của vi mạch. Bên cạnh đó, con chip này còn có thể tự hủy mà không gây hại đến môi trường.

Theo số liệu công bố của Liên Hiệp Quốc tại báo cáo “Giám sát rác thải điện tử toàn cầu năm 2020”, trong năm 2019, trên thế giới có tổng cộng 53,6 triệu tấn rác thải điện tử. Dự báo sẽ có khoảng 74 triệu tấn rác thải điện tử mỗi năm sau năm 2030. 

Rác thải điện tử đang trở thành dòng rác thải sinh hoạt gia tăng nhanh nhất thế giới với nhiều lý do như: số lượng thiết bị điện tử được tiêu thụ ngày càng nhiều hơn, vòng đời ngắn hơn và các sản phẩm điện tử khi hư hỏng ít được sửa chữa, mà thay bằng mua mới. 

Trong 53,6 triệu tấn rác thải điện tử được thải ra trên thế giới trong năm 2019, chỉ có 17% rác thải được tái chế. Trong đó, châu Á là nơi tạo ra rác thải điện tử nhiều nhất với khoảng 24,9 triệu tấn nhưng tỉ lệ tái chế chỉ đạt 12%; châu Âu tạo ra 12 triệu tấn rác thải điện tử nhưng có tỉ lệ tái chế cao nhất với mức 42%.

Theo số liệu thống kê của Hội Thống kê rác thải toàn cầu (The Global E-Waste Statistics Partnership – GESP), trong năm 2019, Việt Nam có 514.000 tấn sản phẩm điện tử được đưa ra thị trường, phát sinh 257.000 tấn rác thải điện tử. 

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Quảng – Đại học Bách khoa Hà Nội – dự báo mặc dù chất thải điện tử tại Việt Nam hiện vẫn ở mức thấp hơn mức trung bình của thế giới nhưng đang gia tăng nhanh chóng và sẽ tiếp tục gia tăng nhanh trong thời gian tới và còn đa dạng về chủng loại nữa.

PGS.TS Nguyễn Đức Quảng cho biết ở các nước đó, chất thải điện tử thường nằm trong danh mục của các sản phẩm phải thu hồi và xử lý theo cơ chế trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất. 

“Tuy nhiên, tại Việt Nam, chất thải điện tử hiện đang được xếp vào nhóm chất thải nguy hại. Từ năm 2013, các thiết bị điện – điện tử thải bỏ là 1 trong 6 nhóm sản phẩm phải thu hồi và xử lý. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một văn bản pháp lý nào quy định cụ thể việc quản lý chất thải điện tử nói riêng ở Việt Nam, điều thường gặp ở các quốc gia phát triển khác”, PGS.TS Nguyễn Đức Quảng chia sẻ.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Những mối hiểm họa phát sinh từ rác thải điện tử