Quản lý tốt tài nguyên thiên nhiên: Con người sống hài hòa với môi trường

Người dân trong khu vực phải có suy nghĩ việc tồn tại với thiên nhiên để hợp tác cùng có lợi. Đó là cách tốt nhất để bảo tồn đa dạng sinh học.

Tại Hội thảo Khoa học quốc tế Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững khu vực miền Trung – Tây Nguyên với chủ đề “Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên – Những mô hình tốt và đề xuất chính sách” diễn ra mới đây, rất nhiều mô hình đồng quản lý đã mang lại những hiệu quả tích cực trong công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học được chia sẻ như: “Mô hình đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên xung quanh hồ Biwa của Nhật Bản”; “Mô hình đồng quản lý mặt nước tại hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk”; “Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên tại Khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm”; “Mô hình tổ lâm nghiệp cộng đồng nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại xã Đăk Rong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai”…

PGS.TS Yoshika Yamamoto (Nhật Bản) cho biết, Hồ Biwa thuộc Vườn quốc gia Quasi có 216 loài động vật được bảo vệ theo theo các văn bản luật nhưng đây cũng là khu vực sinh sống thường ngày của người dân địa phương. Điều đó có nghĩa là khu vực này không quy hoạch nghiêm ngặt phân cách giữa con người và thiên nhiên. Người dân trong khu vực này phải suy nghĩ việc cùng tồn tại với hồ để đôi bên cùng có lợi, hợp tác với nhau để đồng quản

“Chính quyền địa phương thường xuyên cung cấp các hoạt động giáo dục môi trường về hồ Biwa. Ngoài ra các kênh truyền hình cũng thường xuyên chia sẻ với người dân thông điệp về “Bảo vệ mẹ chúng ta, hồ Biwa”, khiến người dân được khuyến khích và tạo động lực để sống hài hòa với thiên nhiên”, ông Yoshika Yamamoto nói và cho biết chính quyền cũng có nhiều tổ chức phi lợi nhuận kêu gọi các hành động sống thân thiện với môi trường. Ý thức người dân nâng cao mang lại động lực cho việc đồng quản lý.

Trưởng ban Thư ký Khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, ông Lê Ngọc Thảo cho rằng, phương thức đồng quản trị cần được áp dụng một cách sâu rộng từ việc xây dựng định hướng chiến lược, quy chế quản lý, cách thức tổ chức hoạt động, sự kiện cho đến các mô hình cụ thể với tôn chỉ “lôi kéo sự tham gia một cách có trách nhiệm của các bên liên quan để bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên”.

Từ chỗ người dân Cù Lao Chàm chỉ sống hầu như vào việc khai thác hải sản, củi rừng thì nay đã tự tổ chức quản lý, tuần tra, kiểm soát các phương tiện khai thác trái phép trong phạm vi tiêu khu và có sự phối hợp với khu bảo tồn và lực lượng biên phòng.

Thu Hương (T/h) – Báo MT&CS

Theo Môi trường & Cuộc sống

Ảnh: Ảnh minh họa

Xem bài viết gốc tại đây:

https://moitruong.net.vn/quan-ly-tot-tai-nguyen-thien-nhien-con-nguoi-song-hai-hoa-voi-moi-truong/