Nghiên cứu về những so sánh phương pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) khác nhau giữa hai siêu đô thị mới nổi tại Singapore và Thượng Hải giúp nâng cao hiểu biết về giá trị và hiệu quả của việc quản lý chất thải trong các hệ thống khác nhau.
Tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng, tại các siêu đô thị mới nổi với mật độ dân số dày đặc phải chứng kiến sự gia tăng đáng kể lượng chất thải phát sinh. Những thách thức trong việc phát triển hệ thống quản lý chất thải bền vững nảy sinh với sự khác biệt đáng kể trong chiến lược quản lý giữa các siêu đô thị. Hai siêu đô thị mới nổi điển hình là Singapore (một quốc gia nhỏ) và Thượng Hải (Trung Quốc), có những đặc điểm phát triển tương tự nhau, những phương thức quản lý chất thải của họ có sự khác biệt rõ ràng.
Trân trọng giới thiệu với bạn đọc loạt bài viết đề cập những vấn đề liên quan chiến lược quản lý, tác động môi trường, chi phí kinh tế và hiệu quả xã hội khi phân tích, các mô hình so sánh hai siêu thị mới nổi nói trên.
Bài 1: Phương pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khác nhau giữa hai siêu đô thị mới nổi tại Singapore và Thượng Hải
Bài 2: Bối cảnh và khung so sánh việc quản lý rác thải sinh hoạt ở siêu đô thị mới nổi Singapore và Thượng Hải
Bài 3: Kết quả so sánh phương pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khác nhau giữa hai siêu đô thị mới nổi tại Singapore và Thượng Hải
Bài 4: Kinh nghiệm hỗ trợ quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Bài 5: Thách thức và cơ hội trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
———————————————-
Bài 1: Phương pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khác nhau giữa hai siêu đô thị mới nổi tại Singapore và Thượng Hải
Hệ thống quản lý chất thải ở Singapore có tác động môi trường tương đối thấp so với Thượng Hải trước khi có chính sách phân loại và tái chế chất thải mới của Thượng Hải vào năm 2019. Tuy nhiên, khi tính đến tác động của việc thay thế nhiên liệu hóa thạch, gánh nặng môi trường ở Thượng Hải có thể giảm đáng kể so với mức của Singapore. Mặc dù Thượng Hải có nhiều gánh nặng kinh tế hơn đối với việc phân loại rác tại nguồn, nhưng lại có xu hướng thực hiện các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn (Thí dụ: giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế) tốt hơn và cải thiện đáng kể ý thức cộng đồng. Dựa trên kinh nghiệm thực tế từ hai siêu đô thị đại diện, các đề xuất về thực hành quản lý chất thải tốt hơn đã được đưa ra cho Singapore, Thượng Hải và các siêu đô thị mới nổi khác có điều kiện xã hội tương tự. Ngoài ra, những thách thức và cơ hội liên quan việc phân loại và tái chế rác thải sinh hoạt đã được xác định để hướng dẫn thực hành trong tương lai tại các siêu đô thị mới nổi.
Với tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế chóng mặt, các siêu đô thị đông dân đang phải đối mặt với thách thức ngày càng tăng trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH). Tổng lượng chất thải dự kiến sẽ đạt 3,40 tỷ (109) tấn trên toàn cầu vào năm 2050, với khoảng một phần ba lượng chất thải quản lý sai bằng cách đổ đi hoặc đốt. Đây là áp lực lớn lên các siêu đô thị, đặc biệt là với vấn đề khan hiếm đất đai, lãng phí thực phẩm và phục hồi tài nguyên. Phân loại chất thải được coi là một phương pháp hợp lý để giảm nhu cầu về bãi chôn lấp. Phân loại và tái chế là một cách thức đầy hứa hẹn để giảm chất thải, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm không khí, tiết kiệm năng lượng và tăng lợi ích kinh tế, góp phần hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn bền vững. Về vấn đề này, cả hai siêu đô thị đã có những nỗ lực đáng kể trong những năm gần đây để thúc đẩy việc phân loại và tái chế chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), trong đó hệ thống quản lý chất thải đã và đang phát triển ở các quy mô khác nhau.
Chất thải sinh hoạt có giá trị thu hồi cao được yêu cầu tách biệt với chất thải khác. Nhiều chuyên gia có ý kiến tranh luận với nhau có nên tách chất thải ướt hay không vì nó được coi là có ít giá trị thu hồi tài nguyên hơn. Rác sinh hoạt ở Singapore, Thái Lan và Nhật Bản được đưa đến các nhà máy đốt hoặc bãi chôn lấp mà không có bất kỳ sự phân loại có hệ thống nào giữa chất thải ướt với các chất thải thông thường khác. Dần dần, mối quan tâm ngày càng tăng về bảo vệ môi trường và nền kinh tế tuần hoàn đã dẫn đến việc ủng hộ các nỗ lực phân loại đầu – cuối bắt buộc trong các chính sách quản lý chất thải. Ví dụ, một số thành phố ở các nước Châu Âu, Hàn Quốc và Trung Quốc đã đưa ra luật yêu cầu người dân phải tách rác thải ướt hộ gia đình khỏi rác thải thông thường. Với việc phân loại chất thải, chất thải ướt có thể được tái chế và xử lý bằng cách sử dụng phương pháp lên men yếm khí và ủ phân trước khi đốt hoặc chôn lấp. Các động thái nói trên đã dẫn đến các chiến lược quản lý khác nhau trên toàn thế giới.
Các siêu đô thị đang áp dụng các chiến lược không đồng nhất trong quản lý bền vững CTRSH do sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế và điều kiện xã hội. Mỗi kinh nghiệm và chiến lược có thể cung cấp những kinh nghiệm đáng giá cho việc cải thiện hệ thống quản lý CTRSH hiện tại. Các hệ thống riêng biệt giữa Singapore và Thượng Hải đã được so sánh bằng cách xem xét các yếu tố tâm lý của hai thành phố, trong khi các khía cạnh quan trọng khác của quản lý chất thải (tác động môi trường, kinh tế và xã hội) theo chính sách mới cũng cần được tính đến. Các lợi ích xã hội, môi trường và kinh tế từ việc phân loại rác thải ở một khu vực địa phương được đánh giá ở quận Phố Đông của Thượng Hải, chưa xem xét đến sự khác biệt giữa các nền văn hóa và so sánh với các khu vực hoặc khu vực khác.
Trong một nghiên cứu khác, các mô hình tái chế chất thải có thể tái chế khác nhau từ các thành phố khác nhau ở Trung Quốc và so sánh chúng với các thành phố khác trên thế giới cũng được tìm hiểu. Tại thời điểm hiện tại, các thảo luận chủ yếu xoay quanh so sánh việc phát sinh về khối lượng chất thải trong đại dịch COVID-19. Từ những nghiên cứu gần đây, có thể thấy một số vấn đề chính như sau:
Các nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận so sánh và đối chiếu ở góc độ toàn diện về chiến lược quản lý, tác động môi trường, chi phí kinh tế và kết quả xã hội là rất ít và xa vời.
Việc so sánh giữa các siêu đô thị được yêu cầu phải được cập nhật. Ví dụ, đô thị lớn nhất ở Trung Quốc – Thượng Hải, đã thực hiện chính sách phân loại và tái chế rác thải mới từ năm 2019. Với cùng một logic, những thách thức và cơ hội liên quan cần phải được xem xét từ các thông tin mới nhất trong kỷ nguyên số hóa và đại dịch.
Kinh nghiệm về tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý CTRSH ở những nơi cần quan tâm thường được rút ra từ một hệ thống quản lý chất thải tương tự nhưng tiên tiến. Cách thức tạo ra kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau từ hai chế độ quản lý chất thải có sự khác biệt nổi bật (ví dụ: phân tách nguồn và phân tách điểm cuối) là chưa nhiều.
Singapore quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển công nghệ thu gom và xử lý phụ trợ nhưng vẫn thiếu kiểm soát đối với dòng rác thải sinh hoạt tại nguồn. Ngược lại, phương thức của Thượng Hải là nỗ lực kiểm soát rác thải sinh hoạt tại nguồn bằng cách áp đặt chính sách phân loại rác bắt buộc đối với các nhà sản xuất rác thải. Tổng quan các nhận thức về môi trường, kinh tế và xã hội được đưa ra nhằm xác định tính bền vững lâu dài của mỗi cách tiếp cận đồng thời xem xét tính khả thi của việc thực hiện trong các bối cảnh khác nhau. Nghiên cứu về những so sánh này giúp nâng cao hiểu biết về giá trị và hiệu quả của việc quản lý chất thải trong các hệ thống khác nhau. Những lợi ích và nhược điểm của hai phương thức sẽ là kinh nghiệm cho mỗi hệ thống và cho các siêu đô thị tương tự khác. Những thách thức và cơ hội liên quan đến phân loại và tái chế rác thải hộ gia đình cũng được đánh giá nhằm cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những hiểu biết sâu sắc để hướng tới các giải pháp bền vững trong tương lai.
CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)