Nhà máy nước sạch Hải Dương: Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt

Hàng trăm nguồn nước xả thải từ hoạt động sản xuất kinh doanh, đổ ra sông Thái Bình, Kinh Thầy, Đá Vách, … dẫn đến nguồn nước đầu vào để sản xuất nước sạch của Công ty có nguy cơ bị ô nhiễm cao.

UBND tỉnh Hải Dương giao cho nhiệm vụ cho Công ty Cổ phần kinh doanh nước sạch Hải Dương cung cấp nước sạch cho nhân dân trên toàn địa bàn tỉnh. Hiện công ty đang lấy nguồn nước mặt tại các sông Thái Bình, Kinh Thầy, Đá Vách… làm nguồn nước đầu vào để sản xuất nước sạch.

Tại các sông có hàng trăm nguồn nước xả thải chưa được xử lý đổ đổ vào các hoạt động kinh doanh sản xuất của các công ty, cảng bãi kinh doanh than, vật liệu xây dựng, tàu thuyền, nước xả thải sinh hoạt của các khu dân cư… khiến nguồn nước đầu vào để sản xuất nước sạch bị ô nhiễm.

Chứng kiến tại sông đá Vách, các bãi than kinh doanh, tại các điểm bờ sông sạt lở, nước mặt của bãi than vô tư chảy tràn xuống sông. Nguồn nước sông đặc quánh, đen sì cộng với đủ thứ rác rưởi, chai lọ vứt xuống dòng sông .

Trao đổi với phóng viên, một người dân thường xuyên đánh cá tại sông Kinh Thầy chia sẻ, nguồn nước từ một số cống ngầm, phía nhà máy xã Phạm Mệnh, nước đi tới đâu cá chết tới đó, tôm đánh trong rọ chết vàng.

Tại Ninh Giang, điểm khai thác nước cách khoảng 800 m về phía thượng nguồn là một nhà máy giết mổ lợn sữa. Cũng tại phường Đồng lạc – Chí Linh, có doanh nghiệp tư nhân cho tập kết cát đá, vật liệu xây dựng họ tiến hành thau rửa các vật liệu và xả trực tiếp xuống sông Kinh Thầy, ngay cạnh điểm khai thác nước của công ty.

Tàu bè bốc dỡ than tại sông Kinh Thầy mọi thứ vương vãi chảy xuống sông

Nhiều khu vực vi phạm đáng lo ngại, tồn tại nhiều năm nay nhưng không được xử lý đó là 2 khu vực hút nước từ sông Thái Bình phục vụ cho 3 nhà máy sản xuất nước sạch (Nhà máy nước Cẩm Thượng, Nhà máy sản xuất nước sạch số 1 và số 5, thuộc phường Cẩm Thượng và phường Việt Hòa, TP Hải Dương), có tổng công suất 125.000 m3/ngày đêm, sản xuất nước phục vụ trên 50% dân số toàn tỉnh.

Theo báo cáo mới nhất về vi phạm vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, tại địa bàn Thành phố Hải Dương: chi nhánh sản xuất nước Cẩm Thượng, Chi nhánh kinh doanh nước sạch (KDNS) số 1, Chi nhánh KDNS số 5, là bãi tập kết vật liệu xây dựng, hoạt động tàu bè tập kết cát đá 24/24. Cách điểm lấy nước 350m về phía thượng nguồn là cống xả nước thải từ trong đê ra sông. Được biết, đây cũng là khu vực ô nhiễm nhất và Công ty CP kinh doanh nước sạch Hải Dương đã kiến nghị nhưng chưa được xử lý.

Các điểm xả thải khu dân cư không qua xử lý chảy thẳng ra sông

Trao đổi với báo Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Phạm Minh Cường, Tổng Giám đốc Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương cho biết, hiện nay công ty đang cấp cho 2 thành phố và hơn 100 xã phường Thị trấn và hơn 40 xã qua đồng hồ tổng.Vì vậy trước tình trạng đầu nguồn bến bãi, hoạt động tràn lan, các công ty xí nghiệp xả thải ra sông, hàng vài trăm lồng cá nuôi, đơn vị nào đo được nồng độ ô nhiễm, rồi tồn dư của thức ăn cá… Trước đó, chúng tôi đã xây dựng cấp nước an toàn xây dựng từ năm 2006 nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai.

Bên cạnh đó, công ty nhiều lần có văn bản kiến nghị tới cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, những kiến nghị trên chưa được xem xét xử lý. Những con sông lớn của tỉnh Hải Dương là nguồn đầu vào để sản xuất nước sạch vẫn ngày đêm tiếp nhận hàng trăm nguồn xả thải và đang bị ô nhiễm. “Bản thân chúng tôi chỉ đi kiểm tra rồi phối hợp với chính quyền địa phương đôn đốc nhưng trên thực tế vào cuộc rất ít. Chính vì vậy nguy cơ ô nhiễm luôn rình rập, chúng tôi chỉ biết tăng cường kiểm soát nguồn nước đầu nguồn, thay đổi nâng cấp công nghệ cao, tăng cường thau rửa nước măt thường xuyên” – ông Cường chia sẻ.

Thu Hà – Báo DĐDN

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

Ảnh: Các điểm xả của bãi than tàu bè dọc các bờ sông Kinh thầy, sông Đá vách

Xem bài viết gốc tại đây:

https://enternews.vn/nha-may-nuoc-sach-hai-duong-nguy-co-o-nhiem-nguon-nuoc-mat-161240.html