Một số quy trình công nghệ xử lý nước thải

Nước thải sau khi qua giai đoạn xử lý cơ học được đưa tiếp qua hệ thống xử lý hóa lý, hoặc xử lý sinh học, hoặc xử lý kết hợp hóa lý – sinh học tùy thuộc tính chất nước thải trong quá trình vận hành.

1. XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

Ngành dệt nhuộm là một trong những ngành có truyền thống lâu đời ở TP.HCM. Đây là ngành mang lại nhiều lợi ích kinh tế nhưng cũng gây ô nhiễm môi trường nặng nề do trong thành phần nước thải có chứa nhiều loại hóa chất độc hại như phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất tạo môi trường, hồ, men, chất oxi hóa.

Nước thải nhuộm bao gồm các loại chính:

– Nước thải phẩm nhuộm hoạt tính
– Nước thải phẩm nhuộm sunfua
– Nước thải tẩy

Kết quả phân tích khảo sát mức độ ô nhiễm các loại nước thải trên được trình bày trong bảng sau.

Hình 1. Sơ đồ quy trình công nghệ tổng quát xử lý nước thải nhuộm vải

2. XỬ LÝ NƯỚC THẢI THUỘC DA

Nước thải thuộc da chứa nhiều hóa chất tổng hợp như thuốc nhuộm, dung môi hữu cơ, hàm lượng TS, độ màu, chất rắn lơ lửng SS, chất hữu cơ cao.

Bảng 1. Đặc tính của nước thải thuộc da

(Nguồn: Khoa Môi trường – Trường ĐHBK TPHCM)

Nhìn chung, nước thải thuộc da phức tạp do đặc tính của nó là tập hợp của nhiều dòng thải có tính chất khác nhau, có thể phản ứng với nhau. Các dòng thải mang tính kiềm là nước thải từ công đoạn hồi tươi, ngâm vôi, khử lông. Nước thải của công đoạn làm xốp, thuộc mang tính axit. Do đó, chúng ta cần phải phân riêng dòng thải trước khi xử lý chung, cụ thể là tách riêng dòng ngâm vôi chứa sunfit và dòng thải thuộc da chứa Crom. Bên cạnh đó, COD của nước thải khá cao, tỷ lệ BOD/COD lớn, có thể áp dụng biện pháp xử lý sinh học. Tuy nhiên, cần tiến hành xử lý hóa lý (keo tụ – tạo bông) nhằm loại SS và các chất độc hại trước khi vào công trình xử lý sinh học.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải thuộc da được đề xuất như sau:

Hình 2. Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải thuộc du

Nước thải được phân thành 2 dòng:

– Dòng thải chứa Crom: theo hệ thống thoát nước riêng đi qua song chắn rác thô để loại cặn bẩn, đưa thẳng đến bể tiếp nhận, trộn với FeSO4 để khử Cr6+ thành Cr3+ và NaOH để tăng pH tạo môi trường kiềm. Từ đây, nước thải được đưa vào bể lắng nhằm loại kết tủa Cr(OH)3, phần nước trong được đưa qua bể điều hoà để tiếp tục được xử lý.

– Dòng thải khác: được đưa qua song chắn rác để loại bỏ thịt mỡ, và được đưa trực tiếp đến bể điều hoà. Ở đây, nước thải ngâm vôi có hàm lượng sunfit không cao nên có thể nhập chung vào các dòng thải khác để xử lý.

Ở bể điều hoà, tiến hành hoà trộn 2 dòng thải và sục khí nhằm oxy hoá sunfit thành sunphat và điều hoà chất lượng nước thải. Tiếp theo nước thải được đưa vào bể keo tụ tạo bông với chất keo tụ là phèn nhôm để khử SS. Hiệu quả của quá trình này là SS giảm trên 90%, COD giảm 50-65%. Nước thải tự chảy sang bể aerotank. Ở đây, các vi sinh hiếu khí sẽ phân huỷ các chất hữu cơ có trong nước thải. Sau thời gian lưu nước ở bể bùn hoạt tính, nước được đưa qua bể lắng 2 để tách bùn ra khỏi nước.

Phần bùn từ các bể lắng đợt 1, đợt 2 sẽ được dẫn ra sân phơi bùn. Bùn sau khi phơi được thải bỏ, phần nước tách bùn sẽ quay trở lại bể điều hoà.

3. XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT DOP

DOP (Dioctyl-phthalate) là sản phẩm tạo thành từ phản ứng este hoá giữa PA (Phthalic Anhydride) và 2-EH (2-Ethyl Hexanol), là chất hoá dẻo được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp khác. Nước thải từ ngành công nghiệp sản xuất DOP chứa một hàm lượng lớn DOP, ngoài ra còn có TPT, 2-EH và MOP. Nước thải này có COD cao và hàm lượng dầu lớn.

Bảng 2. Các thông số ô nhiễm trong nước thải của nhà máy sản xuất DOP

[Nguồn: Khoa môi trường – Trường Đại học Bách khoa TPHCM]

Do trong nước thải có chứa nhiều dầu mỡ và COD cao nên quá trình xử lý cần kết hợp các phương pháp sinh học, hoá học và hoá lý. Quy trình công nghệ xử lý đề xuất:

Nước thải sau khi tách dầu sẽ được sục khí (dùng khí nén hoặc oxy có sẵn từ trạm sản xuất nitơ của nhà máy) nhằm oxy hoá và lôi cuốn một phần chất hữu cơ hoà tan trong nước thải, giảm hàm lượng dầu trước khi đưa vào xử lý sinh học.

Nước thải được trung hoà bằng NaOH đến pH 7-7,5, bổ sung dinh dưỡng và bơm vào bể lọc sinh học kỵ khí với lớp giá thể cố định bằng vật liệu nhựa biolite hoặc xơ dừa. Thời gian lưu nước trong bể lọc kỵ khí khoảng 24 giờ. Nước thải đầu ra bể lọc sinh học kỵ khí sẽ tự chảy vào bể lọc sinh học hiếu khí (giá thể cố định bằng vật liệu biolite hoặc xơ dừa), thời gian lưu nước 6-12 giờ. Có thể dùng khí oxy thay cho khí nén để tăng hiệu quả xử lý do tận dụng oxy thải ra từ trạm sản xuất khí nitơ của nhà máy. Nước thải đầu ra bể lọc sinh học hiếu khí sẽ chảy vào bể đông tụ, lắng cặn và được khử trùng trước khi xả thải.

Hình 3. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất DOP

4. XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT BÚN

Theo kết quả của [25], nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải từ quá trình sản xuất của làng nghề sản xuất bún được trình bày trong bảng 12.10. cho thấy nồng độ chất hữu cơ dao động trong khoảng 1700-2000 mg/l.

Bảng 3: Các thông số nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất bún.

[Nguồn: Khoa Môi trường – Trường Đại học Bách Khoa TPHCM]

5. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG

Các quy trình xử lý nước thải thực tế áp dụng tại một số khu công nghiệp lớn ở khu vực miền Đông Nam bộ có các đặc điểm sau:

+ Đa số các quy trình sử dụng biện pháp xử lý nhiều cấp, cấp đầu tiên thường là quá trình xử lý hóa lý (keo tụ, tạo bông), hoặc quá trình xử lý sinh học kị khí; cấp cuối cùng là xử lý sinh học hiếu khí bùn hoạt tính làm thoáng kéo dài (mương oxi hóa) hoặc sủ dụng biện pháp xử lý hiếu khí bùn hoạt tính làm việc theo mẻ (hệ thống bể SBR, hệ thống Unitank) có kết hợp lọc nước thải đầu ra hoặc sử dụng hồ sinh học ổn định.

+ Khi kết hợp hệ thống xử lý hóa lý và hệ thống xử lý sinh học để xử lý nước thải khu công nghiệp sẽ tránh được những sự cố khi vận hành như chết bùn, xử lý không đạt hiệu quả vì hệ thống xử lý hóa lý sẽ loại bỏ các chất độc hại, nhất là kim loại nặng, đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho xử lý sinh học, hoặc xử lý nối tiếp với hệ thống sinh học trong trường hợp nước thải đầu ra của hệ thống sinh học không đạt tiêu chuẩn. Còn hệ thống sinh học kế tiếp xử lý hóa lý giúp giảm chi phí xử lý vì hệ thống hóa lý không cần phải xử lý đạt đến tiêu chuẩn thải, đỡ tiêu tốn hóa chất.

+ Quá trình xử lý nhiều cấp thường được áp dụng cho các KCN có thành phần nước thải tương đối phức tạp, có sự dao động về tính chất nước thải, nước thải có các thàn phần độc hại, khó xử lý triệt để bằng quá trình sinh học bùn hoạt tính hoặc có ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả xử lý của quá trình này.

Sau đây là một số công trình xử lý nước thải khu công nghiệp tập trung tiêu biểu:

1. Khu công nghiệp Biên Hòa 2

Tính chất của dòng thải này tương đối đơn giản, thành phần chủ yếu của nước thải trong khu công nghiệp bao gồm các chất vô cơ từ các nhà máy sản xuất đồ hộp, thực phẩm… Nồng độ nước thải tối đa thải vào trạm xử lý tập trung được cho trong bảng sau.

Bảng 4. Thành phần, chỉ tiêu ô nhiễm xủa nước thải khi thải vào trạm xử lý tập trung của khu công nghiệp Biên Hòa

Công nghệ xử lý như sau:

Hình 4. Sơ đồ công nghiệp xử lý nước thải khu công nghiệp Biên Hòa 2

Nước thải từ hệ thống mương dẫn được tập trung vào hố gom nước thải sau khi qua song chắn rác thô. Nước khi vào đén hố gom đã được loại bỏ phần lớn rác có đường kính tương đối lớn, nhưng trong nước thải vẫn còn các chất nổi chủ yếu là dầu mỡ từ khâu rửa máy móc nhà xưởng của các nhà máy. Lượng chất nổi này sẽ được tích lũy lại cho đến khi tạo thành lớp váng nổi tương đối dày và được công nhân vớt thủ công ra khỏi bể, đưa vào hố gom dầu mỡ. Công trình xử lý tiếp theo có thể là hệ thống sinh học Unitank hoặc hệ thống xử lý hóa lý hoặc kết hợp cả hai hệ thống nếu cần biết.

Ngay tại hố gom nước thải sẽ đặt một đầu kiểm tra của máy Bioscan Biomaster để kiểm tra độc tính của nước. Nước thải có nồng độ độc tính vượt mức cho phép hoặc độ pH không đạt sẽ được đưa vào bể báo động. Bể báo động có chức năng như một bể trung gian chứa nước thải trước khi được đưa định lượng cho vào bể keo tụ tạo bông.

Nước từ bể báo động được đưa qua bể đông tụ, ở đây nước thải được hòa trộn hóa chất keo tụ tạo bông và điều chỉnh pH thích hợp; tiến hành khuấy trộn nhằm phân bố đều lượng hóa chất vừa được thêm vào để tăng hiệu quả xử lý của bể lắng phía sau. Nước từ bể keo tụ tạo bông được đưa vào bể lắng, tại đây nước sẽ được lắng tĩnh và các chất bẩn được tách dần qua hố gom bùn và máng thu chất nổi. Phần chất nổi thu từ bể lắng sẽ theo ống dẫn tự động chảy vào bồn thu gom chất thải rắn. Lượng bùn thu được từ bể này sẽ được xả bằng áp lực thủy tĩnh sang bể nén bùn. Nước thải sau khi được xử lý hóa lý sẽ quay trở lại bể điều hòa và được lưu giữ tại đây trước khi cho vào bể chính UNITANK.

Trong trường hợp hệ thống tự động kiểm tra cho thấy nước thải không có chứa độc tố ảnh hưởng đến xử lý sinh học thì nước thải sẽ được bơm trực tiếp từ bể gom vào bể điều hòa và từ đó được dẫn vào bể sinh học.

Nước từ bể điều hòa được bơm vào bể sinh học với lưu lượng cố định. Chế độ hoạt động của 3 bể sinh học hoạt động theo một chu kì gồm 21 pha: 20 pha đầu vừa làm chức năng lắng bùn và sục khí, pha thứ 21 gọi là pha rửa. Nước trong được tách ra từ bể B05 qua các màng chắn răng cưa theo ống dẫn nước ra hố gom nước thải sau xử lý. Bùn dư từ bể sinh học và bùn keo tụ được dẫn về bể nén bùn, sau đó cho qua máy ly tâm làm khô bùn và được vận chuyển đi chôn lấp.

Hệ thống có nhiều ưu điểm như: quá trình xử lý đơn giản và ổn định, không cần bể lắng I và II, không cần hệ thống tuần hoàn bùn; giảm diện tích đất xây dựng và chi phí đầu tư, quá trình xử lý ít bị ảnh hưởng bởi tải lượng ô nhiễm đầu vào.

Nước thải đầu ra trước khi xả ra nguồn tiếp nhận được cho qua hồ hoàn thiện.

2. Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore

Nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Việt Nam – Singapore được thiết kế với công suất 6000 m3/ngày.

Nước thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp được thu gom về bể gom được bơm lên sàng rác nhỏ dạng trống quay, sau đó đưa vào bể phân phôi. Nước thải từ bể phân phối được đưa vào bể điều hòa nhằm điều hòa về nồng độ và lưu lượng trước khi qua các công trình xử lý sinh học tiếp theo.

Từ bể điều hòa, nước thải được dẫn qua bể chứa và từ đây được bơm lên tháp lọc sinh học. Tháo lọc sinh học sử dụng vật liệu đệm là những tấm plastic xếp song song làm giá thể cho vi sinh vật dính bám phát triển. Tháp lọc sinh học đống vai trog xử lý sinh học bậc 1 do các vi sinh vật dạng bám dính tồn tại đồng thời các chủng hiếu khí, tùy nghi và cả kị khí, có khả năng xử lý ổn định, chịu được sự thay đổi về tải lượng ô nhiễm đầu vào.

Hình 5. Sơ đồ công nghiệp xử lý nước thải KCN Việt Nam – Singapore

Nước thải sau khi qua tháp lọc sinh học có nồng độ BOD5 khoảng 120 mg/l được đưa vào bể hoàn lưu. Một phần nhỏ nước thải được tuần hoàn trở lại bể bơm lọc sinh học nhằm duy trì nồng độ vi sinh vật trong tháp lọc sinh học. Từ bể hoàn lưu nước thải được bơm vào bể Aerotank (xử lý sinh học bậc 2) để xử lý tiếp tục. Nước thải sau khi qua Aerotank được đưa vào bể lắng 2. Nước thải ra khỏi bể lắng được thải ra ngoài theo hệ tống cống chung.

Bùn hoạt tính lắng ở bể lắng 2 một phần được tuần hòa trở về bể aerotank nhằm đảm bảo nồng độ bùn hoạt tính trong bể aerotank, còn lại được đưa vào bể nén bùn. Bùn sau khi được xử lý tại bể nén bùn được ép khô bằng máy ép bùn và được đưa đi chôn lấp.

Nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Việt Nam – Singapore áp dụng công nghệ sinh hoc kết hợp giữa lọc sinh học (xử lý bậc 1) và bùn hoạt tính (xử lý bậc 2). Công nghệ xử lý kết hợp tháp sinh học xử lý bậc 1 và aerotank xử lý bậc 2 có ưu điểm: hiệu quả xử lý cao và ổn định do lọc dinh học có tính đệm, có khả năng chịu thay đổi về tải trọng ô nhiễm và có khả năng xử lý chất hữu cơ khó pân hủy sinh học. Ưu điểm này thích hợp để xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp.

3. Khu chế xuất Linh Trung 1

Nước thải từ các nhà máy trong khu chế xuất Linh trung 1 được đưa vào hệ thống xử ký tập trung sau khi được xử lý sơ bộ theo các chỉ tiêu sau:

Bảng 5. Chỉ tiêu ô nhiễm quy đinh của KCN Linh Trung 1

Công nghệ xử lý được đề xuất như sau:

Hình 6. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải KCX Linh Trung 1

Nước thải của các nhà máy trong khu chế xuất Linh trung được đưa về hố thu gom, tại đây nó sẽ được bơm qua song chắn rác vào bể điều hòa. Bể điều hòa có nhiệm vụ ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải, tạo nên chế độ làm việc ổn định cho các công trình xử lý phía sau, tránh hiện tượng quá tải.. Bể điều hòa được lắp đặt hệ thống sục khí để khuấy trộn và giảm một phần BOD.

Nước sau khi trung hòa được bơm luân phiên vào bể SBR. Bể SBR là khâu quan trọng nhất của nhà máy, được điều chình tự động bằng chương trình trong tủ PLC. Quy trình xử lý của bể SBR (Sequency Batch Reator) gồm 5 giai đoạn:

•Giai đoạn 1: bơm nước vào bể
•Giai đoạn 2: khuấy trộn
•Giai đoạn 3: sục khí
•Giai đoạn 4: lắng
•Giai đoạn 5: xả nước

Sau khi xử lý sinh học, nước thải được đưa vào bể chưa và bơm lên hai bộ lọc tinh. Tại đây phần lớn các tạp chất lơ lửng, keo và vi khuẩn bị loại. Trên bề mặt lọc có thanh gạt, để tránh trường hợp tắng nghẽn trên các thành lỗ rỗng. Bùn cặn từ bể lọc tinh được đưa trở lại bể điều hòa. Nước thải sau khi xử lý được đưa qua bể tiếp xúc để khử trùng bằng clorine và được đưa ra ngoài theo hệ thống cống rãnh của khu chế xuất.

Độ ẩm của bùn dư từ bể SBR có độ ẩm cao từ 98 – 99,5%. Do đó bùn cần được nén lại ở bể nén bùn trọng lực để giảm độ ẩm xuống còn khoảng 95 – 96%. Nước tách bùn được đưa ngược trở lại bể điều hòa.

Máy làm khô cặn bằng lọc ép băng tải được sử dụng nhằm đưa độ ẩm của bùn về 15 – 25%. Sau khi được ép, bùn khô được xe chở bùn đưa đi thải bỏ.

Nếu nước thải đầu ra chưa đạt yêu cầu thì được đưa trở lại xử lý qua bể than hoạt tính. Bể lọc than hoạt tính có phạm vi hấp phụ rất mạnh, phần lớn các hợp chất hữu cơ hòa tan được giữ lại trên bề mặt, các phân tử phân cực nhẹ thường là các chất tạo ra mùi, vị của nước và cá phân tử có trọng lượng tương đối lớn được giữ lại trên bề mặt lớp than hoạt tính.

Những ưu điểm chính của công nghệ xử lý này là: quá trình xử lý đơn giản, không cần bể lắng I và II, không cần hệ thống tuần hoàn bùn, vận hành tự động, giảm diện tích đất xâu dựng và chí phí đầu tư, quá trình xử lý ổn định: khi sinh khối thích nghi với một khoảng rộng nồng độ chất nền và DO thì quá trình xử lý không bị ảnh hưởng bởi tải lượng BOD, có khả năng xử lý đạt tiêu chuẩn cao, một bể SBR xử lý nước thải đô thị điển hình có thể xử lý với đầu ra như sau: BOD  15 mg/l, TSS  20 mg/l, NH3-N  2 mg/l, nito tổng  10 mg/l. Khi vận hành đúng các quy trình hiếu khí, thiếu khí và yếm khí thì hệ thống SBR có khả năng khử được các hợp chất chưa nito, phốt pho.

4. Khu chế xuất Tân Thuận

Trạm xử lý nước thải khu chế xuất Tân Thuận được thiết kế liên hợp gồm có 2 hệ thống xử lý là hệ thống xử lý sinh học và hệ thống xử lý hóa học. Hai hệ thống xử lý này có thể vận hành kết hợp hay tách ra vận hành riêng biệt. Công suất thiết kế của nhà máy là 10.000 m3/ngày.

Nước thải từ các nhà máy được thu gom về bể tiếp nhận và được bơm lên mương dẫn có đặt song chắn rác thô (10 mm) và song chắn rác tinh (0,5 mm). Sau đó nước thải đi vào bể lắng cát thổi khí nhằm loại cát ra khỏi nước thải. Từ đây, nước thải được đưa vào bể điều hòa nhằm điều hòa lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm bằng biện pháp sục khí.

Nước thải sau khi qua giai đoạn xử lý cơ học được đưa tiếp qua hệ thống xử lý hóa lý, hoặc xử lý sinh học, hoặc xử lý kết hợp hóa ly – sinh học hoặc sinh học – hóa lý tùy thuộc vào lưu lượng và tính chất nước thải trong quá trình vận hành.

Hệ thống xử lý hóa lý bao gồm các công trình đơn vị: bể khuấy trộn, bể phản ứng và bể lắng hóa lý. Nước thải từ bể lắng cát được đưa vào bể khuấy trộn. Tại đây nước thải được bổ sung chất keo tụ PAC và được điều chỉnh pH thích hợp cho quá trình keo tụ xảy ra và được khuấy trộn mạnh nhằm trộn để nước thải và hóa chất. Sau đó nước thải được dẫn qua bể phản ứng vách ngăn và được bổ sung polymer nhằm tăng cường khả năng hình thành các bông cặn kết tủa và tăng kar năng keo tụ. Nước thải sau khi đi qua bể phản ứng được đưa vào bể thu nước trước khi được đưa vào bể khử trùng và thải ra nguồn tiếp nhận. Bùn được đưa vào hệ thống xử lý bùn.

Hình 7. Sơ dồ công nghệ xử lý nước thải KCX Tân Thuận

Hệ thống xử lý sinh học bao gồm các công trình đơn vị là mương oxi hóa và bể lắng 2. Nước thải từ bể điều hòa được dẫn vào mương oxi hóa sử dụng bùn hoạt tính hiếu khí để xử lý chất ô nhiễm hữu cơ làm sạch nước thải. Trong mương oxi hóa được lắp đặt máy sục khí kiểu phun (jet ejector) nhằm tăng cường sự hòa trộn giữa nước thải và bùn hoạt tinh, đồng thời định hướng dòng chảy theo mương dẫn. Nước thải sau khi qua mương oxi hóa được đưa vào 2 bể lắng 2 làm việc song song. Nước thải ra khói bể lắng được đưa vào bể gom trước khi qua bể tiếp xúc khử trùng và ra nguồn tiếp nhận. Bùn hoạt tính lắng ở bể lắng 2 một phần được tuần hoàn trở lại mương oxi hóa, còn lại được đưa về hệ thống xử lý bùn.

Hệ thống xử lý bùn bao gồm các công trình đơn vị: bể nén bùn và máy ép bùn. Bùn lắng từ bể hóa lý và bể lắng 2 được đưa vào bể nén bùn. Tại đây bùn được cô đặc và được đưa lên máy ép bùn đóng bánh và vận chuyển đi chôn lấp. phần nước tách bùn được đưa trở lại bể điều hòa.

Hai hệ thống xử lý hóa lý và xử lý sinh học có thể làm việc riêng biệt hay kết hợp làm việc nối tiếp. Trong trường hợp nước thải có hàm lượng độc tố kim loại nặng cao xử lý hóa lý được dùng trước để loại bỏ kim loại nặng trước khi cho qua xử lý sinh học để xử lý chất hữu cơ trong nước thải. Trong trường hợp nước thải đầu ra của xử lý sinh học không đạt yêu cầu thì xử lý hóa lý được sử dụng nối tiếp nhằm xử lý đạt tiêu chuẩn thải yêu cầu.

Công nghệ xử lý kết hợp giữa xử lý hóa lý và xử lý sinh học thích hợp cho việc xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp hay khu chế xuất vì nước thải tập trung có tính chất và thành phần phức tạp. Khi kết hợp giữa xử lý hóa lý và xử lý sinh học sẽ đảm bảo hiệu quả xử lý.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển
Nguyên Giám đốc Sở KH-CN-MT Hà Nội