Trong các đô thị hiện đại, công nghệ thoát nước và xử lý nước thải ngày càng đóng vai trò quan trọng và gần như không thể thiếu. Hầu hết các quốc gia trên thế giới từ lâu đã chú trọng đầu tư vào các hệ thống xử lý nước thải.
Công nghệ xử lý nước thải trên thế giới
Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đi đầu về công nghệ xử lý nước thải trên thế giới. Nơi đây đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải rất tiên tiến. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải riêng biệt. Có 16.024 cơ sở xử lý nước thải, có 9.388 nhà máy xử lý nước thải thứ cấp và 4.428 nhà máy xử lý công nghệ cao.
Singapore được cả thế giới biết đến là quốc gia tiên phong trong công nghệ xử lý nước thải. Singapore đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải đầu tiên vào năm 1972. Singapore có hệ thống đường ống dẫn nước dài 8.000 km và đường hầm thoát nước sâu 60 mét dưới lòng đất.
Ở ngoại ô Tokyo, Nhật Bản có một hệ thống thoát nước ngầm khổng lồ. Hệ thống gồm 5 trụ rất lớn cao 70m, đường kính 30m, các trụ này. Được nối với nhau bằng các đường hầm, đường kính 10m và dài 6,3 km. Đây là thiết kế đại diện hệ thống thoát nước ngầm lớn nhất thế giới, mất 17 năm để hoàn thành và đi vào hoạt động.
Australia: Hệ thống thoát nước xử lý hơn 320.000 triệu lít nước thải/năm
Một quốc gia khác có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tiên tiến là Australia. Hệ thống thoát nước xử lý hơn 320.000 triệu lít nước thải mỗi năm, đủ chứa đầy 128.000 hồ bơi tiêu chuẩn Olympic.
Nước thải từ phòng tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp và phòng giặt chảy vào hệ thống thoát nước thông qua một mạng lưới các đường ống ngầm. Tại Melbourne, nước thải từ các doanh nghiệp sản xuất được gọi là chất thải thương mại.
Các doanh nghiệp cần sự cho phép của các nhà bán lẻ nước để xả chất thải thương mại và hệ thống thoát nước chứa nhiều chất ô nhiễm hơn so với rác sinh hoạt. Nước thải thương mại có thể chứa hóa chất, kim loại, chất tẩy rửa có thể làm tăng nguy cơ tổn lại đến môi trường và tăng chi phí xử lý.
Nam Phi: Quản lý nước thải dựa trên cách tiếp cận quyền con người
Trong nhiều thập kỷ qua và cho đến tận năm 1994, chính sách công và khuôn khổ pháp lý ở Nam Phi dựa trên phân chia chủng tộc đã ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của đời sống – xã hội. Kết quả là có tới 20 triệu người Nam Phi sống mà không có điều kiện vệ sinh cơ bản. Với sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc, một chính sách mới đã được thực hiện dựa trên một hệ thống dân chủ cũng mở rộng pháp luật và chính sách liên quan đến quản lý nước thải.
Ngày nay, chính sách quản lý nước thải của Nam Phi dựa trên cách tiếp cận quyền con người, nghĩa là một quá trình phát triển con người phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và được thúc đẩy, bảo vệ và thực hiện những quyền này. Cách tiếp cận dựa trên quyền con người được thể hiện thông qua quyền được thông tin và sự tham gia của công chúng trong các hoạt động liên quan đến quản lý nước thải như: việc thực hiện các dự án tái sử dụng nước thải theo Chiến lược tái sử dụng nước quốc gia, cải tạo và nâng cấp các nhà máy xử lý nước thải và giảm ô nhiễm từ các công trình xử lý nước thải, tăng hiệu quả sử dụng nước và giảm lượng nước thải đô thị phát sinh.
Phần Lan: Hợp tác địa phương và xuyên biên giới về quản lý nước thải
Phần Lan có nguồn nước tái tạo phong phú với các hồ và sông nội địa chiếm 10% diện tích cả nước. Phần Lan có một cách tiếp cận toàn diện đối với quản lý nước thải cả ở cấp quốc gia và ở cấp khu vực với tư cách là một thành viên của Liên minh châu Âu. Một yếu tố tích cực nữa là trong quản lý nước thải cảu Phần Lan là mức độ phát triển và đầu tư công nghệ cao.
Phần Lan cũng tham gia rất tích cực trong các lĩnh vực về quản lý nước thải như: Tiếp cận thông qua hoạt động của Uỷ ban Helsinki (HELCOM) để bảo vệ hệ sinh thái độc đáo của Biển Baltic; thực hiện các công ước quốc tế như Công ước Basel và Stockholm.
Một số công nghệ xử lý nước thải trên thế giới tiên tiến nhất hiện nay
Công nghệ xử lý nước thải sinh học
Xử lý nước thải sinh học được coi là phương pháp xử lý nước thải đơn giản và rất phổ biến ở Việt Nam. Nó được ứng dụng trong xử lý nước thải công nghiệp, trong công nghiệp dệt, nhuộm, mực in.
Công nghệ xử lý nước thải lý học
Các phương pháp vật lý được áp dụng để xử lý nước thải có thể kể đến như:
- Phương pháp song chắn rác thải sinh hoạt
- Phương pháp lắng, lọc cặn
- Phương pháp nổi.
Công nghệ xử lý nước thải trên thế giới
Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt AAO:
Công nghệ này có khả năng làm cho hàm lượng các chất hữu cơ dễ phân hủy và xử lý hoàn toàn hàm lượng nitơ và phốt pho. Đây được đánh giá là công nghệ xử lý nước thải ưu việt nhờ hoạt động ổn định và đơn giản. Nhược điểm chính của công nghệ này là mất nhiều thời gian để hệ thống được thiết lập và đưa vào hoạt động.
Nhà máy xử lý nước thải MBR:
Thiết bị này được sử dụng rộng rãi. Đây là công nghệ xử lý nước thải bằng màng lọc hiện đại nên giá thành. Tương đối cao, ít được sử dụng để xử lý nước thải ở các nhà máy lớn.
Công nghệ xử lý nước thải MBBR:
Đây là công nghệ xử lý nước thải dựa trên quá trình vi sinh với giá thể lơ lửng.
Công nghệ UASB giúp xử lý nước thải:
Đây là quy trình xử lý nước thải sinh hoạt kỵ khí, phân bố đều từ dưới lên trên. Và được kiểm soát lượng thích hợp bởi các lớp bùn kỵ khí sinh ra trong quá trình vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ.
Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt SBR:
Công nghệ SBR được đánh giá. Là đơn giản về cấu tạo, dễ sử dụng nên được nhiều người lựa chọn. Công nghệ này giúp giảm chi phí vận hành và tiết kiệm nhân công. Công nghệ xử lý nước thải SBR có hiệu quả trong việc xử lý Photpho và Nitơ được đánh giá cao.
Công nghệ xử lý nước MET
Công nghệ MET (Mechanical Energy Technologies). Là công nghệ sử dụng năng lượng cơ học: không lõi lọc, không dùng điện, không dùng hóa chất. Trong quá trình xử lý hệ thống xử lý nước thải loại bỏ hoàn toàn. Các chất, chất lơ lửng và các khoáng chất không có lợi. Cho sức khỏe con người (như asen, phèn, sắt …) và giữ lại các khoáng chất tốt cho sức khỏe con người. Công nghệ xử lý nước MET còn xử lý triệt để các chất khí như metan, hydro sunfua, amoniac …
Biện pháp hỗ trợ thiết bị tiết kiệm kinh tế tối ưu. Giá thành của một hệ thống xử lý nước thải thấp hơn so với các sản phẩm khác trên thị trường. Trong quá trình vận hành giảm 90% chi phí vận hành so với công nghệ vi sinh hóa sinh. Do MET không sử dụng hóa chất, không cấy vi sinh, không có dòng chảy để sục khí, bọt khí. Hệ thống không sử dụng lõi lọc. Nguyên liệu chính là cát, và PVC. Tuổi thọ sử dụng của MET có thể lên đến 30 năm, không có hiện tượng tắc nghẽn hay cần thay thế phần tử bộ lọc. Chỉ cần thiết bị được đầu tư và lắp đặt một lần duy nhất. Không cần thay thế thiết bị.
PGS.TS Nguyễn Đức Khiển
(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)