Máy gặt nằm bờ, nông dân nghẹn ngào nhìn lúa ngã đổ, lên mọng

Vào thời điểm này, nhiều cánh đồng lúa Hè thu cuối vụ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đang bước vào giai đoạn thu hoạch rộ. Thế nhưng, tình trạng máy cắt nằm bờ do không có nhiên liệu hoạt động làm cho lúa chín rục, đổ ngã, lên mộng khiến nhiều nông dân vô cùng lo lắng.

Chia sẻ trong tiếng nghẹn ngào khi có 1,3ha lúa Hè thu của gia đình đã quá ngày cắt hơn 10 ngày nhưng vẫn chưa được thu hoạch, bà Nguyễn Thị Nhão, nông dân ở ấp Tường Thắng B, xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long, Bạc Liêu lo lắng: “Nhiều ngày qua, tôi và đông đảo bà con ở đây mòn mỏi trông chờ máy cắt đến thu hoạch lúa mà không thấy, trong khi lúa đã chín khô bông ngoài đồng, có ruộng bị sập hoàn toàn nên hạt lúa bắt đầu lên mộng xanh khá nhiều. Bà con rất nóng lòng muốn cắt lúa sớm để hạn chế thiệt hại hơn nhưng “cò” lúa cho biết hiện nay do không mua được dầu nên nhiều máy cắt nằm bờ họ cứ hẹn lần, hẹn lựa mà không thấy máy cắt đến. Trường hợp muốn chuyển sang cắt lúa bằng tay cũng không có nhân công, mà nếu có cắt được cũng không có máy suốt nên nông dân đành bấm bụng chờ máy cắt”.

Tình cảnh của gia đình bà Nguyễn Thị Nhão cũng là tình cảnh cảnh chung của nhiều nông dân ở xã Vĩnh Thanh hiện nay khi lúa đang chín rục, khô héo, ngã đổ ngoài đồng mà không thấy bóng dáng của những chiếc máy gặt vào mùa thu hoạch khiến người dân lung túng, chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm máy gặt.

Lúa quá ngày thu hoạch không có máy cắt ngã đổ, lên mọng.

Lúa quá ngày thu hoạch không có máy cắt ngã đổ, lên mọng.

Chỉ tay về phía cánh đồng rộng lớn phủ đầy màu vàng nhạt, những bông lúa chín quá ngày khô héo, anh Nguyễn Văn Bản, nông dân ở ấp Tường Thắng B, xã Vĩnh Thanh ở cặp ranh ruộng với bà Nhão, cho hay: “Lúc gần ngày thu hoạch, tôi và bà con ở đây đều đánh giá năng suất lúa đạt từ 1-1,2 tấn/công. Tuy nhiên, do kéo dài thời gian đến nay vẫn chưa được thu hoạch nên lúa bị sập hoàn toàn khá nhiều, cộng thêm bông lúa chín khô ngoài đồng. Vì vậy đến khi thu hoạch năng suất lúa chỉ còn khoảng 600-700 kg/công là cao. Ngoài thiệt hại về năng suất thì những ngày qua, do xuất hiện nhiều cơn mưa nên bà con phải tốn thêm tiền mua xăng dầu bơm rút nước từ trên ruộng ra ngoài kênh để hạn chế bông lúa bị ngập úng trong nước chi phí đội lên rất nhiều. Với những thiệt hại đang diễn ra, bà con nơi đây chỉ mong sao sớm có máy cắt lúa đến thu hoạch để đưa lúa về nhà, chứ bao nhiêu tiền của đầu tư vào mà giờ bị thiệt hại qua từng ngày thì rất xót”.

Lúa quá ngày thu hoạch chín rục ngoài đồng khiến người dân lúng túng, chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm máy cắt.

Lúa quá ngày thu hoạch chín rục ngoài đồng khiến người dân lúng túng, chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm máy cắt.

Cũng theo anh Bản, cánh đồng lúa nơi đây có tổng diện tích hơn hàng trăm ha, với 3 giống lúa được bà con chọn canh tác trong vụ Đông xuân năm nay là OM 18, Đài thơm 8 và ST 24. Hiện tại, các trà lúa đều trên 105 ngày nhưng chưa được thu hoạch. Trước khi cắt khoảng nửa tháng có “cò lúa” là người địa phương đến đặt tiền cọc để thu mua toàn bộ số diện tích trên, nhưng đến ngày cắt thì cứ để lúa chín khô ngoài đồng. Việc lúa quá ngày cắt mà chưa được thu hoạch đang gây thiệt hại và tạo sự lo lắng không nhỏ cho bà con.

Ông Trương Phước Hiền, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Phước Long cho hay, vụ Hè thu năm nay toàn huyện xuống giống với diện tích trên 13.700 ha, hiện nay đã thu hoạch được hơn 50% diện tích trên nhưng năng suất thấp hơn mọi năm rất nhiều chỉ hơn 5 tấn/ha. Giá lúa hiện nay dao động từ 5.000 – 5.500 đồng/kg, riêng giống ST24 có giá cao hơn.

Nhiều máy gặt nằm bờ vì không có dầu để chạy, dù đang vào vụ thu hoạch rộ.

Nhiều máy gặt nằm bờ vì không có dầu để chạy, dù đang vào vụ thu hoạch rộ.

“Tình trạng thiếu máy cắt lúa diễn ra cục bộ tại nhiều cánh đồng đã được ngành chức năng địa phương biết đến và đang nỗ lực thực hiện các giải pháp để hỗ trợ cho bà con. Ngoài việc mua dầu không có khiến máy cắt nằm bờ, năm nay cắt ở vùng trên không về nên thiếu, nông dân phải chờ máy gặt ở các huyện khác xong mới qua hỗ trợ”, ông Hiền cho biết thêm.

Do kéo dài thời gian đến nay vẫn chưa được thu hoạch nên lúa bị sập hoàn toàn khá nhiều, cộng thêm bông lúa chín khô ngoài đồng.

Do kéo dài thời gian đến nay vẫn chưa được thu hoạch nên lúa bị sập hoàn toàn khá nhiều, cộng thêm bông lúa chín khô ngoài đồng.

Không riêng gì xã Vĩnh Thanh mà nhiều cánh đồng lúa Hè thu đang vào vụ thu hoạch trên địa bàn huyện Phước Long nói riêng và của tỉnh Bạc Liêu nói chung cũng rơi vào tình cảnh không có máy cắt khi lúa đã quá ngày thu hoạch. Theo lý giải của một số chủ máy cắt, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là không mua được dầu buộc máy cắt phải nằm bờ. Trong khi đó ảnh hưởng của mưa khiến lúa bị sập làm cho việc thu hoạch càng khó khăn, chậm tiến độ. Việc thu hoạch lúa chậm nên dẫn đến tình trạng ùn ứ công cắt từ cánh đồng này sang cánh đồng khác như hiện nay.

Do thiếu nhiên liệu nên việc thu hoạch của người dân gặp rất nhiều khó khăn, lúa sập gây thiệt lớn cho năng suất lúa.

Do thiếu nhiên liệu nên việc thu hoạch của người dân gặp rất nhiều khó khăn, lúa sập gây thiệt lớn cho năng suất lúa.

Vụ Hè thu năm nay, toàn tỉnh Bạc Liêu xuống giống với diện tích hơn 56.000 ha. Hiện tại, diện tích lúa Hè thu chưa thu hoạch tập trung nhiều ở huyện Phước Long, Hòa Bình, Vĩnh Lợi và Hồng Dân. Lúa chín rục cộng với mưa nhiều qua đã khiến ruộng lúa hè thu chuẩn bị thu hoạch tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đổ rạp, lên mộng. Máy cắt không thể cắt được lúa ngã đổ, còn công cắt lúa bằng tay quá cao nên nông dân rất lúng túng.

Ngoài công thu hoạch, nhiều nông dân ở Bạc Liêu còn bị thương lái ép giá do lúa bị lên mọng.

Ngoài công thu hoạch, nhiều nông dân ở Bạc Liêu còn bị thương lái ép giá do lúa bị lên mọng.

Ngoài công thu hoạch, nhiều nông dân ở Bạc Liêu còn bị thương lái ép giá do lúa bị lên mọng không đảm bảo chất lượng xay xát.

Nguyên Du – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Ảnh: Do quá ngày cắt và bị sập nằm trong nước nên không ít diện tích bông lúa bị úng, lên mọng gây thiệt hại cho nông dân.

Xem bài viết gốc tại đây:

http://daidoanket.vn/may-gat-nam-bo-nong-dan-nghen-ngao-nhin-lua-nga-do-len-mong-5695603.html