Hội thảo khoa học: “Vật liệu an toàn, thân thiện với môi trường”

Nâng cao nhận thức của người dân nhất là đồng bào dân tộc thiểu số về tác hại của Amiang trắng tới sức khỏe, hướng bà con tới việc tìm hiểu các tấm lợp thay thế để giảm thiểu tác hại của Amiang trắng.

Sáng nay 02/07/2020 tại Hà Nội, Liên Hiệp các Hội KH&KT Hà Nội và Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn vệ sinh lao động Việt Nam cùng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển Cộng đồng tổ chức Hội thảo khoa học: “Vật liệu an toàn, thân thiện với môi trường” và “Amiang – Môi trường – Sức khỏe”.

Tham gia hội thảo có sự có mặt của ông Nguyễn Văn Hòa – Giám đốc cổng thông tin điện tử Hội nhà báo Việt Nam, ông Lê Xuân Rao – PCT Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội cùng các chuyên gia, nhà khoa học và các đơn vị truyền thông.

Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, PGS.TS Bùi Thị An – Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng cho biết: “Với mục đích trao đổi, vấn đề đặt ra làm thế nào để thay thế những vật liệu xây dựng độc hại trước đây. Hôm nay, chúng ta cùng luận bàn về thực trạng các loại vật liệu xây dựng của Việt Nam ta trong giai đoạn qua, những ưu việt và thách thức để từ đó chúng ta lựa chọn con đường đảm bảo mọi người dân Việt Nam được sống trong môi trường trong lành như điều 43 của Hiến pháp 2013 đã quy định”.

Tại đây ông Lê Hữu Sang – Giám đốc công ty HPC và ông Đào Đức Phong – Giám đốc Công ty An Quý Hưng New Material cũng đã trình bày rất chi tiết về những tấm vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường không sử dụng Amiang để thay thế những vật liệu xây dựng độc hại trước đó.

Những vấn đề chính được đề cập trong buổi hội thảo dựa trên các báo cáo, tham luận đã chỉ rõ ra được tác hại của Amiang trắng đối với sức khỏe của con người và các bệnh liên quan đến Amiang (đặc biệt vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa). Bên cạnh đó, cung cấp thông tin về các giải pháp thay thế, tình hình vận động ngừng sử dụng Amiang trắng ở Việt Nam và trên thế giới. Từ đó nâng cao nhận thức của người dân nhất là đồng bào dân tộc thiểu số về tác hại của Amiang trắng tới sức khỏe, hướng bà con tới việc tìm hiểu các tấm lợp thay thế để giảm thiểu tác hại của Amiang trắng. Khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp, mạnh thường quân tham gia hỗ trợ, ủng hộ bà con dân tộc thiểu số có điều kiện tốt hơn để tiếp cận, sử dụng các vật liệu thay thế này.

Theo đánh giá của các chuyên gia, các thảo luận tại Hội thảo cũng giúp các nhà báo có thêm thông tin về các cam kết của Ủy Ban Dân tộc và các tổ chức xã hội trong việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tuyên truyền, vận động dừng sử dụng Amiang trắng đến năm 2023.

Những vấn đề chính được đề cập trong buổi hội thảo dựa trên các báo cáo, tham luận đã chỉ rõ ra được tác hại của Amiang trắng đối với sức khỏe của con người và các bệnh liên quan đến Amiang (đặc biệt vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa). Bên cạnh đó, cung cấp thông tin về các giải pháp thay thế, tình hình vận động ngừng sử dụng Amiang trắng ở Việt Nam và trên thế giới. Từ đó nâng cao nhận thức của người dân nhất là đồng bào dân tộc thiểu số về tác hại của Amiang trắng tới sức khỏe, hướng bà con tới việc tìm hiểu các tấm lợp thay thế để giảm thiểu tác hại của Amiang trắng. Khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp, mạnh thường quân tham gia hỗ trợ, ủng hộ bà con dân tộc thiểu số có điều kiện tốt hơn để tiếp cận, sử dụng các vật liệu thay thế này.

Theo đánh giá của các chuyên gia, các thảo luận tại Hội thảo cũng giúp các nhà báo có thêm thông tin về các cam kết của Ủy Ban Dân tộc và các tổ chức xã hội trong việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tuyên truyền, vận động dừng sử dụng Amiang trắng đến năm 2023.

Một số hình ảnh của buổi Hội thảo:

PGS.TS Bùi Thị An – Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng

Ông Lê Hữu Sang – Giám đốc công ty HPC

Ông Đào Đức Phong – Giám đốc Công ty An Quý Hưng New Material

Minh Anh

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Toàn cảnh buổi hội thảo