Hòa Bình: Vấn nạn khai thác đất Talc trái phép (Bài 1)

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử nhận được đơn phản ánh của người dân về tình trạng khai thác đất Talc trái phép tại huyện Đà Bắc, Hòa Bình.

Hòa Bình có gần như đầy đủ các loại khoáng sản, từ kim loại thường đến kim loại quý hiếm, kim loại phóng xạ. Ngoài ra, còn có quặng thiếc, vàng, đồng, chì, kẽm, đa kim… Khoáng sản phi kim loại cũng có một số mỏ Prit ở làng Củ, Vọ Cỏ, Mường Chù và 22 điểm quặng Prit phân bố trên địa bàn các huyện. Đặc biệt là vàng, kim loại quý này tập trung nhiều nhất ở các huyện Kim Bôi, Lương Sơn, Kỳ Sơn.

Tài nguyên khoáng sản ở Hòa Bình được chia làm 3 nhóm: Nhóm khoáng sản nhiên liệu, nhóm khoáng sản kim loại và nhóm khoáng sản phi kim loại. Hiện nay, một số loại khoáng sản đã được phép khai thác như: Amiăng, than, đá vôi, nước khoáng, sắt, ăngtimon…, ngoài ra, còn có các mỏ than đá loại nhỏ và các điểm khai thác than. Các mỏ, điểm khai thác than tập trung ở các huyện Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn, Đà Bắc, Kỳ Sơn.

Mặc dù giàu tiềm năng khoáng sản là vậy, nhưng trong những năm qua, tỉnh vẫn chưa khai thác được hết, trong khi đó, công tác quản lý khai thác các loại khoáng sản vẫn còn nhiều bất cập, thậm chí buông lỏng quản lý. Lợi dụng điều này, nhiều tổ chức cá nhân đã khai thác tài nguyên trái phép, nhiều nhóm “vàng tặc”, “đất tặc” đã ngang nhiên đào bới bòn rút tài nguyên quốc gia.

Theo đơn thư phản ánh của người dân, hiện nay trên địa bàn 2 xã Tân Minh, Đoàn Kết thuộc huyện Đà Bắc, Hòa Bình xảy ra tình trạng khai tác đất Talc trái phép, gây nên tình trạng hỗn loạn ở địa phương, ô nhiễm môi trường, đường giao thông hỏng hóc, gây khó khăn cho công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản của địa phương.

Theo sự chỉ dẫn của người dân, PV phải di chuyển rất vất vả khoảng 30km từ thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc mới đến được địa bàn xã Tân Minh và xã Đoàn Kết, nơi có trữ lượng lớn khoáng sản khoáng chất công nghiệp Talc và khoáng sản đi kèm tại 2 xã trên. Đường sá đi lại khó khăn, qua nhiều đồi núi quanh co, cộng thêm bị băm nát bởi các xe tải cỡ lớn ra vào chở quặng, đá được các doanh nghiệp khai thác và các loại xe tải lớn chở đất Talc trái phép trên khu vực này.

Trước mắt chúng tôi là khu vực rộng lớn bị 2 doanh nghiệp đứng ra khai thác trái phép, họ núp bóng dưới hình thức san hạ, bốc xúc đất cho nhà dân nhưng thực chất là lấy đất bán cho các doanh nghiệp ngoài địa bàn. Được biết các doanh nghiệp này mua với giá “cắt cổ” trên dưới 400.000đ/m3.

Sau khi dùng máy xúc múc đất lên xe tải, 2 doanh nghiệp trên mang đất đi tập kết tại một số điểm như Cảng Yên Mông (giáp Phú Thọ), mỏ đá Tài Măng, khu vực nhà văn hóa xã Tân Minh, sau đó đất được bán cho các doanh nghiệp đi theo đường thủy và bằng cách nào đó qua mặt được các cơ quan quản lý một cách dễ dàng như UBND 2 xã Tân Minh, Đoàn Kết, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đà Bắc, Công an huyện Đà Bắc, UBND huyện Đà Bắc.

Điều kỳ lạ là việc khai thác ngang nhiên như vậy nhưng khi được hỏi về vấn đề này phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Hòa Bình không hề hay biết, hẹn sẽ trả lời PV nhưng nửa tháng nay chưa có hồi âm.

Bãi tập kết đất Talc trái phép tại mở đá Tài Măng thuộc xã Tân Minh

Lán trại của công nhân khai thác đất trái phép

Đặc điểm của loại đất Talc là tính kết dính cao, vào ngày mưa rất khó khai thác họ đem phương tiện cất giấu sâu trong bản. Khi nào thời tiết thuận lợi 2 doanh nghiệp này lại khai thác bất kể đêm, ngày, lượng xe ra vào ầm ĩ cả một vùng rừng núi hoang vu.

Dư luận đặt câu hỏi, việc khai thác đất Talc trái phép và vận chuyển, mua bán tài nguyên khoáng sản trái pháp luật ngang nhiên diễn ra ở địa phương trong thời gian dài nhưng các cơ quan quản lý làm ngơ không hề hay biết hay tìm cách xử lý triệt để vì lý do gì?

Đề nghị lãnh đạo UBND huyện Đà Bắc, UBND tỉnh Hòa Bình và các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý dứt điểm tình trạng khai thác đất Talc trái phép tại địa bàn 2 xã Tân Minh, Đoàn Kết, huyện Đà Bắc. Đồng thời, sau khi xác định đối tượng khai thác trái phép, đề nghị thu hồi đất hiện đang tập kết tại các điểm nêu trên, tránh tình trạng chảy máu “đất vàng”, gây thiệt hại lớn cho tài nguyên quốc gia.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Hầu hết mọi người đã quen thuộc với talc khoáng sản. Nó có thể được nghiền thành bột màu trắng được biết đến rộng rãi như là “bột talc”. Bột này có khả năng hấp thụ độ ẩm, hấp thụ dầu, hấp thụ mùi, phục vụ như một chất bôi trơn và sản xuất hiệu quả với da của con người. Các tính chất này làm cho bột talc một thành phần quan trọng trong nhiều bột em bé, bột chân, bột viện trợ đầu tiên và một loạt các mỹ phẩm.

Một tên gọi khác của talc được gọi là “đá mềm” cũng được biết đến rộng rãi. Đá mềm này có thể dễ dàng khắc và đã được sử dụng để làm cho các đối tượng trang trí có niên hạn đến hàng ngàn năm. Nó đã được sử dụng để làm cho tác phẩm điêu khắc, bát, bàn, bồn, lò, bát điếu và nhiều đối tượng khác.

Bột talc và đá mềm là hai trong số những ứng dụng có thể nhìn thấy nhiều hơn của talc việc sử dụng nó là rất phổ biến. Tính chất độc đáo của talc làm cho nó một thành phần quan trọng, làm đồ gốm, sơn, giấy, vật liệu lợp, nhựa, cao su, thuốc trừ sâu và các sản phẩm khác.

Talc được sử dụng trong một loạt các sản phẩm mà chúng ta thấy hàng ngày. Nó là một thành phần quan trọng trong cao su, một phụ và làm trắng trong sơn, một phụ gia và cải thiện độ sáng trong các giấy tờ chất lượng cao, nó cũng là thành phần chính trong nhiều loại mỹ phẩm.

Bài 2: Lộ diện “đất tặc” tại Đà Bắc, Hòa Bình

Nhóm PV – Báo MT&ĐT

Theo Môi trường & Đô thị

Ảnh: Đại công trường khai thác đất trái phép trong khi từ chính quyền từ xã đến huyện, kể cả Cảnh sát môi trường tỉnh Hoà Bình cũng không hề hay biết ?!

Xem bài viết gốc tại đây:

https://www.moitruongvadothi.vn/tai-nguyen/khoang-san/hoa-binh-van-nan-khai-thac-dat-talc-trai-phep-bai-1-a40414.html?fbclid=IwAR0B6HxINg-aHOjWzHHNEXQwzUSJdzHV5eLFMsUjouHNCseKczyUTSR2_3A