Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, sở hũu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng, là yếu tố không thể thiếu trong các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xã hội.
Chính vì vậy, ngày 16-7-2021, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3567/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, nhằm đưa sở hữu trí tuệ trở thành công cụ quan trọng hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo.
Kết quả khả quan
Thực hiện Quyết định số 1062/QĐ-TTg, ngày 14/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020, thành phố Hà Nội đã ban hành Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020. Theo bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, Phó phòng Quản lý sở hữu trí tuệ (Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội), triển khai chương trình này, những năm qua, thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, cải tiến quy trình sản xuất; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ… Đặc biệt, đã hỗ trợ bảo hộ, khai thác và áp dụng thực tiễn sáng chế, giải pháp hữu ích cũng như hỗ trợ bảo hộ, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề của Hà Nội.
Ông Lê Kinh Hải, Giám đốc Công ty TNHH Phát triển tài sản trí tuệ Việt cho biết, công ty đang triển khai thực hiện 2 dự án nhãn hiệu tập thể trên địa bàn huyện Sóc Sơn, gồm: Nhãn hiệu tập thể “Dược liệu Sóc Sơn” và “Gạo nếp cái hoa vàng Sóc Sơn – Hà Nội”. Qua 6 tháng triển khai, các cấp chính quyền và người dân Sóc Sơn nhiệt tình tham gia và các dự án bước đầu đạt hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Trong khi đó, Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Bùi Văn Sáng thông tin, giai đoạn 2018-2020, thành phố Hà Nội đã công nhận, xếp hạng 31 sản phẩm của huyện đạt 4 sao và 3 sao trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) như: nón lá Phương Trung; gạo nếp cái hoa vàng và Bắc thơm số 7 ở Tam Hưng; trứng vịt Liên Châu… “Từ khi được xếp hạng OCOP, huyện đã hỗ trợ chủ các sản phẩm này trong việc bảo hộ, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại để kết nối tiêu thụ sản phẩm”, Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai nhấn mạnh.
Theo Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, trong giai đoạn 2016-2020, Hà Nội đã có 1.697 đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, 834 giải pháp hữu ích, 2.221 kiểu dáng công nghiệp, 61.491 nhãn hiệu hàng hóa. Đặc biệt, thành phố đã hỗ trợ tạo lập, quản lý nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho 64 sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề và hỗ trợ quản lý, phát triển sở hữu trí tuệ cho 4 nhãn hiệu tập thể đã được bảo hộ…
Nhiều giải pháp phát triển tài sản trí tuệ
Nhằm đưa sở hữu trí tuệ thành công cụ quan trọng trong hệ thống đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, UBND thành phố đã ban hành Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030. Chương trình đề ra mục tiêu đến năm 2025, tối thiểu 50% số doanh nghiệp đóng trên địa bàn được tuyên truyền, tập huấn, nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ; tối thiểu 40% sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù của thành phố và các sản phẩm gắn với OCOP được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ… Chương trình này cũng đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030.
Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn cho biết, để thực hiện được các mục tiêu của chương trình, Sở đã đưa ra 6 giải pháp quan trọng. Đó là, tăng cường các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ, nâng cao chất lượng nguồn lực về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ; khuyến khích đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở trong và ngoài nước; nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; thúc đẩy và tăng cường hiệu quả thực thi và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; mở rộng, củng cố năng lực các tổ chức trung gian và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ; hình thành, tạo dựng văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội.
Ở góc độ doanh nghiệp, theo Giám đốc Công ty TNHH Phát triển tài sản trí tuệ Việt Lê Kinh Hải, chương trình phát triển tài sản trí tuệ của thành phố là cơ hội cho nhiều sản phẩm có chất lượng của các doanh nghiệp được bảo hộ và xây dựng thương hiệu. Để đạt hiệu quả, cộng đồng doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng, nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ để đưa sản phẩm của chính mình ra thị trường.
Còn theo Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Bùi Văn Sáng, huyện sẽ bám sát Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của thành phố để hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng đối với những sản phẩm OCOP, đồng thời chú trọng đến những sản phẩm có tiềm năng OCOP trong thời gian tới như: Kim khí, điêu khắc, tạc tượng, lồng chim, tăm hương, quạt, tương, miến… Huyện cũng tập trung nâng cao nhận thức người dân, doanh nghiệp về công tác bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ.
Tin tưởng rằng, trong thời gian tới, Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của thành phố Hà Nội tiếp tục huy động được nhiều nguồn lực, từ đó góp phần quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế – xã hội của Thủ đô.
Góp thêm động lực tăng trưởng
Tài sản trí tuệ do con người tạo ra trong quá trình lao động, sản xuất và xuất hiện đa dạng, phong phú trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Bằng việc tạo ra giá trị so sánh và lợi thế cạnh tranh, tài sản trí tuệ ngày càng được quan tâm, được coi là một phần động lực phát triển nền kinh tế – xã hội của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.
Khác với trước đây tài sản trí tuệ thường được hiểu là hình thành trong những lĩnh vực khoa học hàn lâm, thì nay tài sản trí tuệ đã trở nên gần gũi, rõ ràng và trải rộng trong đời sống kinh tế – xã hội. Ví như, giai đoạn 2016- 2020, Hà Nội đã có 1.697 đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, 834 giải pháp hữu ích, 2.221 kiểu dáng công nghiệp, 61.491 nhãn hiệu hàng hóa… Đặc biệt, lĩnh vực có thay đổi đáng kể phải nói đến là nông nghiệp, khi hàng loạt sản phẩm đã được chỉ dẫn địa lý, đăng ký nhãn hiệu, đăng ký sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) được hầu hết các địa phương triển khai…
Mong muốn đưa sở hữu trí tuệ thành công cụ nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, giữa tháng 7 vừa qua, UBND thành phố tiếp tục ban hành Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030 với nhiều chỉ tiêu, giải pháp cụ thể. Với bối cảnh nền kinh tế nước ta có độ mở ngày càng lớn, hội nhập ngày càng sâu với thế giới, thì việc phát triển tài sản trí tuệ càng đòi hỏi đáp ứng những yêu cầu mới, cao hơn.
Trước hết, việc tạo lập được mặt bằng chung về phát triển tài sản trí tuệ là rất quan trọng, cần cả hệ thống chính trị cũng như người dân có nhận thức đúng về lĩnh vực này. Theo đó, công tác tuyên truyên cần được đẩy mạnh theo từng phân khúc, ở từng ngành, lĩnh vực, như trong ngành Giáo dục, trong cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tại những địa phương đang thực hiện chương trình OCOP hay đang phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực… Khi cả xã hội có nhận thức đúng, thì nhất định sẽ quan tâm dành nguồn lực đầu tư thỏa đáng cho lĩnh vực này, từ đó mở đường cho tài sản sở hữu trí tuệ phát triển.
Mặt khác, quyền sở hữu trí tuệ tuy hiện diện đã lâu trong đời sống, song cơ chế, chính sách thì vẫn chưa theo kịp sự chuyển động của thực tiễn. Do đó, cấp thẩm quyền cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cá nhân. Đơn cử như, các thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cần được đơn giản hóa, dễ hiểu với người dân, bảo đảm được quyền lợi cho các bên tham gia. Đặc biệt, cần đặt doanh nghiệp làm trung tâm để đề ra những chính sách có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với xu hướng chung của khu vực và thế giới.
Thực tế, quyền sở hữu trí tuệ là lĩnh vực khó bởi mang nhiều yếu tố vô hình. Điều này càng đòi hỏi cơ quan chức năng quan tâm thực hiện triệt để hơn nữa việc thực thi và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Xét về mặt pháp lý, đây cũng là một bảo đảm tin cậy để thu hút các nguồn lực đầu tư lâu dài cho lĩnh vực này.
Khi các giải pháp từ phía cơ chế, chính sách, sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng đã được triển khai, thì doanh nghiệp cũng cần nỗ lực kết nối tạo hiệu quả. Mỗi doanh nghiệp nên chủ động phối hợp với đơn vị nghiên cứu cũng như tự thân sáng tạo để tài sản trí tuệ được bảo vệ và ứng dụng ngày càng nhiều, trở thành sản phẩm thương mại có tính cạnh tranh cao.
Tạo môi trường cho tài sản trí tuệ phát triển sẽ góp thêm động lực đổi mới sáng tạo, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – xã hội của Thủ đô.
Phát triển trí tuệ nhân tạo
Tài nguyên thiên nhiên thì hữu hạn, còn thể chế tốt và nhân lực tốt là tài nguyên vô hạn. Kinh nghiện thành công của các quốc gia phát triển trên thế giới, trong đó có nhiều quốc gia ở gần ta như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapor cho thấy phải hưởng vào ưu tiên có thể chế tốt và nhân lực tốt. Chúng ta cũng cần rút ra bài học kinh nghiệm này từ các Quốc gia phát triển để có thị trường nhân lực, thị trường tài chính, thị trường khoa học và công nghệ tốt để để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước. Năm 2019 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam, giúp cho người Việt Nam hưởng lợi từ lĩnh vực mới mẻ những quan trọng này.
AL là lĩnh vực thuộc ngành máy tính. Đây là trí tuệ do con người lập trình với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hoá các hành vi một cách thông minh như con người.
AL có khả năng học hỏi, tự phát triển, tự lập luận giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu tiếng nói, biết tự thích nghi thông qua các giữ liệu được nạp vào và tái lập trình với những kiến thức mới. Trong ứng dụng thực tế AL làm cho hệ thống thông minh hơn, đáp ứng yêu cầu sử dụng với những xa thì chuyển đổi số sự xuất hiện của AL kết nối cùng giữ liệu lớn (Big data) tạo ra nhiều giá trị gia tăng, tiện lợi trong tương lai.
Trong tương lai AL sẽ giúp phần thay cách thức vận hành của nhiều daonh nghiệp, tổ chức, thúc đẩy quá trình tự động hoá, từ đó tiến tới cải thiện chất lượng cuộc sống con người.
AL đang đi vào cuộc sống của mỗi quốc gia, mỗi con người, đang biến những điều không tưởng thành hiện thực. Nó phát triển đáng kinh ngạc, dần thay thế hơn cả con người, Những căn nhà thông minh, những robot chuẩn đoán bệnh, hay hoạt động trong lĩnh vực quân sự, những chiếc xe không người lái. Trong tương lai ứng dụng AL còn nhanh hơn, rộng hơn.
Vì vậy, những tri thức trẻ, những doanh nghiệp Việt phải cùng chung tay giải bài toán này một lớn hơn của công nghệ trong nước. Bởi Việt Nam không có sự lựa chọn nào khác và chính AL là cơ hội để Việt Nam ứng dụng tạo sự phát triển bứt phát và đưa Việt Nam đi lên trong thời gian tới.
Tài liệu tham khảo:
1. Thu Hằng “Phát triển quyền Sở hữu trí tuệ – Hỗ trợ đổi mới sáng tạo” HNM 3/8/2021.
2. Thiện Mỹ “Góp thêm động lực tăng trưởng”.
3. PGS.TS Nguyễn Đức Khiển “Khơi dậy tiềm năng và nguồn lực xã hội” Báo điện tử Môi trường đô thị 12/2020.
PGS.TS NGUYỄN ĐỨC KHIỂN
(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)