Hiện trạng nhà vệ sinh công cộng ở trung tâm TP.HCM

Dù số lượng nhà vệ sinh công cộng ở TP.HCM chưa đủ đáp ứng nhu cầu người dân, một số nơi lại trong tình trạng ‘cửa đóng then cài’.

 TP.HCM hơn 10 triệu dân nhưng chỉ có khoảng 200 nhà vệ sinh công cộng để phục vụ người dân và du khách. Khu vực trạm xe buýt Bến Thành (quận 1) vốn là bến xe buýt trung tâm, tấp nập người qua lại mỗi ngày nên được đặt 2 điểm gồm 4 nhà vệ sinh.

TP.HCM hơn 10 triệu dân nhưng chỉ có khoảng 200 nhà vệ sinh công cộng để phục vụ người dân và du khách. Khu vực trạm xe buýt Bến Thành (quận 1) vốn là bến xe buýt trung tâm, tấp nập người qua lại mỗi ngày nên được đặt 2 điểm gồm 4 nhà vệ sinh.

 Tuy nhiên, hiện chỉ còn một chiếc hoạt động. Ba nhà vệ sinh còn lại đều trong tình trạng "cửa đóng then cài" hơn một năm qua.

Tuy nhiên, hiện chỉ còn một chiếc hoạt động. Ba nhà vệ sinh còn lại đều trong tình trạng “cửa đóng then cài” hơn một năm qua.

 Khu vực xung quanh nhà vệ sinh bốc mùi, hoang phế từ lâu. Một tài xế xe ôm lâu năm tại khu vực bến xe cho biết ông phải đến khu vực tầng hầm của Phố đi bộ Nguyễn Huệ để đi nhờ khi có nhu cầu. Có lúc, vì không thể đi quá xa nên phải đi nhờ ở trung tâm thương mại nằm trên đường Lê Lợi hoặc các quán cà phê gần đó.

Khu vực xung quanh nhà vệ sinh bốc mùi, hoang phế từ lâu. Một tài xế xe ôm lâu năm tại khu vực bến xe cho biết ông phải đến khu vực tầng hầm của Phố đi bộ Nguyễn Huệ để đi nhờ khi có nhu cầu. Có lúc, vì không thể đi quá xa nên phải đi nhờ ở trung tâm thương mại nằm trên đường Lê Lợi hoặc các quán cà phê gần đó.

 Nhà vệ sinh còn sử dụng thì cũng trong tình trạng xuống cấp, nước thải bị rò rỉ ra ngoài.

Nhà vệ sinh còn sử dụng thì cũng trong tình trạng xuống cấp, nước thải bị rò rỉ ra ngoài.

 Chị Nguyễn Thị Ái Vương (45 tuổi, bán vé số) mỗi ngày đều đi qua khu vực này, chia sẻ: "Tôi thấy một số nhà vệ sinh công cộng của thành phố khá hiện đại, nhưng không sạch sẽ. Và không phải tuyến đường nào cũng được lắp đặt".

Chị Nguyễn Thị Ái Vương (45 tuổi, bán vé số) mỗi ngày đều đi qua khu vực này, chia sẻ: “Tôi thấy một số nhà vệ sinh công cộng của thành phố khá hiện đại, nhưng không sạch sẽ. Và không phải tuyến đường nào cũng được lắp đặt”.

 Trong khi đó, tại góc đường Nguyễn Thị Minh Khai - Lê Quý Đôn (quận 1), một ki-ốt quán cà phê vốn kết hợp vận hành nhà vệ sinh công cộng nhưng bảng hiệu nhà vệ sinh đã bị tháo xuống.

Trong khi đó, tại góc đường Nguyễn Thị Minh Khai – Lê Quý Đôn (quận 1), một ki-ốt quán cà phê vốn kết hợp vận hành nhà vệ sinh công cộng nhưng bảng hiệu nhà vệ sinh đã bị tháo xuống.

 Bà Hoàng Thị Lan (65 tuổi) sống tại khu vực này cho biết nhà vệ sinh này rất sạch và hiện đại, song đã đóng cửa hơn một năm nay. "Nhiều người thấy tôi bán cà phê bên ngoài cứ tưởng tôi khóa cửa không cho sử dụng, nhưng thực tế nhà vệ sinh này là do một bên khác quản lý và hoạt động bán cà phê trong ki-ốt", bà Lan cho hay.

Bà Hoàng Thị Lan (65 tuổi) sống tại khu vực này cho biết nhà vệ sinh này rất sạch và hiện đại, song đã đóng cửa hơn một năm nay. “Nhiều người thấy tôi bán cà phê bên ngoài cứ tưởng tôi khóa cửa không cho sử dụng, nhưng thực tế nhà vệ sinh này là do một bên khác quản lý và hoạt động bán cà phê trong ki-ốt”, bà Lan cho hay.

 Tương tự, góc đường Tú Xương - Cách Mạng Tháng 8 (quận 3), một ki-ốt nhà vệ sinh vừa được dọn dẹp và thay đơn vị kinh doanh cà phê để tiếp tục bảo dưỡng và vận hành, sau nhiều phản ánh "quá dơ bẩn" của người dân xung quanh.

Tương tự, góc đường Tú Xương – Cách Mạng Tháng 8 (quận 3), một ki-ốt nhà vệ sinh vừa được dọn dẹp và thay đơn vị kinh doanh cà phê để tiếp tục bảo dưỡng và vận hành, sau nhiều phản ánh “quá dơ bẩn” của người dân xung quanh.

 Các nhà vệ sinh công cộng tại khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ, Công viên Tao Đàn, Công viên Lê Văn Tám, Công viên Bách Tùng Diệp... khá thoáng, sạch sẽ và miễn phí.

Các nhà vệ sinh công cộng tại khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ, Công viên Tao Đàn, Công viên Lê Văn Tám, Công viên Bách Tùng Diệp… khá thoáng, sạch sẽ và miễn phí.

 Tại công viên Tao Đàn (quận 1), hai nhà vệ sinh công cộng được xây theo hình thức xã hội hóa với diện tích 60 m2, trang thiết bị hiện đại, lối đi riêng cho người khuyết tật, nhân viên túc trực dọn dẹp hàng ngày.

Tại công viên Tao Đàn (quận 1), hai nhà vệ sinh công cộng được xây theo hình thức xã hội hóa với diện tích 60 m2, trang thiết bị hiện đại, lối đi riêng cho người khuyết tật, nhân viên túc trực dọn dẹp hàng ngày.

 TP.HCM có đề án xây dựng 1.000 nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn nhằm phục vụ nhu cầu của cư dân thành phố và du khách, xây dựng thành phố văn minh, sạch đẹp và giải quyết nạn phóng uế bừa bãi. Tuy nhiên đến nay, đề án vẫn chưa thể thực hiện.

TP.HCM có đề án xây dựng 1.000 nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn nhằm phục vụ nhu cầu của cư dân thành phố và du khách, xây dựng thành phố văn minh, sạch đẹp và giải quyết nạn phóng uế bừa bãi. Tuy nhiên đến nay, đề án vẫn chưa thể thực hiện.

Chí Hùng – Tạp chí Zing News

Theo Zing News

Xem bài viết gốc tại đây:

https://zingnews.vn/hien-trang-nha-ve-sinh-cong-cong-o-trung-tam-tphcm-post1410813.html