Hệ quả từ biến đổi khí hậu

Hàng loạt sự cố thiên tai như bão lũ, sạt lở đất, lũ quét… xảy ra trong thời gian qua là một chỉ báo cho thấy biến đổi khí hậu đang ngày càng trầm trọng, gây ra hậu quả nặng nề.

Các quốc gia Bắc Âu vừa phải hứng chịu đợt nắng nóng bất thường, khi khu vực Lapland (Phần Lan) ghi nhận ngày nóng nhất kể từ năm 1914. Cùng với đó, nhiều khu vực khác trên thế giới cũng đang trải qua những đợt nắng nóng gay gắt. Đây là hệ quả từ biến đổi khí hậu gia tăng trong thời gian qua gây nên tình trạng hạn hán, dẫn tới sa mạc hóa nhiều khu vực trên Trái Đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe của con người.

Hàng loạt sự cố thiên tai như bão lũ, sạt lở đất, lũ quét… xảy ra trong thời gian qua là một chỉ báo cho thấy biến đổi khí hậu đang ngày càng trầm trọng, gây ra hậu quả nặng nề. Việc chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ giúp hạn chế rủi ro.

Những ngày đầu tháng 7, các nước Bắc Âu đã trải qua đợt nắng nóng bất thường, nhiệt độ tại một số khu vực cao gần mức kỷ lục, tới 34 độ C. Viện Khí tượng quốc gia Phần Lan thông báo nước này vừa trải qua tháng 6 nóng nhất trong lịch sử kể từ khi dữ liệu về nhiệt độ được ghi nhận từ năm 1844. Nhiệt độ tại Kevo, khu bảo tồn tự nhiên nằm ở cực Bắc của Phần Lan trong ngày 4-7 ở mức 33,4 độ C – là mức cao nhất kể từ năm 1914. Năm đó, nhiệt độ tại đây lên tới 34,7độ C.

Không chỉ Bắc Âu, nhiều khu vực khác trên thế giới cũng đang trải qua những ngày hè “đổ lửa”. Nhiều bang của Mỹ và Canada đã chứng kiến những cơn sóng nhiệt phá vỡ kỷ lục và các vụ cháy rừng trên diện rộng đã tàn phá một số khu vực ở Bắc Mỹ. Theo bà Kate Brown, Thống đốc bang Oregon (Mỹ), chỉ tính riêng ở bang này, đợt nắng nóng kinh hoàng đã làm 95 người thiệt mạng. Cơ quan thời tiết quốc gia Mỹ đã phát đi cảnh báo về đợt nắng nóng tại khắp các bang miền Tây với dự báo đợt nắng nóng kéo dài đến tối 12-7 (giờ địa phương) với nhiệt độ tại nhiều địa phương có thể lên tới 40 độ C.

Biến đổi khí hậu toàn cầu có biểu hiện diễn ra nhanh hơn so với dự tính, thể hiện ở mức tăng nhiệt độ và mực nước biển dâng những năm gần đây nhanh hơn so với các thập kỷ trước đó. Mức tăng trung bình của mực nước biển thời kỳ 1901- 2010 là 0,19mm/năm, tăng lên 2,0mm/năm trong thời 1971-2010 đến 3,2mm/năm thời kỳ 1993-2010; Nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như nóng, mưa lớn, lũ lụt… xảy ra nhiều hơn, cực đoan hơn. Ở nhiều nơi trên thế giới như nhiệt độ cao nhất ở Paris năm 2020 lên tới 43°C, còn ở miền nam châu Âu như Tây Ban Nha, Ý lên tới 45,9 độ C, đều là những kỷ lục cao nhất.

Năm 2020 là một trong 6 nhiệt độ và mực nước biển dâng năm liên tiếp nóng nhất với nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn trung bình nhiều năm 1,10C. Trước những diễn biến khó lường về mưa lũ, dông lốc, ngập, sạt lở, thành phố Hồ Chí Minh đang đẩy nhanh quy hoạch và tăng cường đầu tư các công trình phòng, chống thiên tai. Hiện, thành phố đã triển khai chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Tại khu vực hai bờ rạch Giồng Ông Tố (đoạn tiếp giáp phường An Phú và Bình Trưng Tây, thành phố Thủ Đức), người dân luôn sống trong tình trạng nom nớp lo sợ, bởi hai bên bờ rạch thường xảy ra tình trạng sạt lở khi mưa nhiều, triều cường dâng cao. Luôn mang tâm trạng bất an, anh Tô Văn Đại, trú tại số 145/37 Nguyễn Thị Định (phường An Phú) cho hay: “Các hộ dân sống dọc con rạch ăn ngủ không yêntừng chứng kiến nhà cửabịsạtxuốngrạch Mong các cấp chính quyn có phương án để người dân được đến nơi ở mới an toàn”. Bên cạnh đó, nhiều khu vực trũng như đường Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè), Trần Xuận Soạn (quận 7), Phú Định (quận 8), Thảo Điền (thành phố Thủ Đức)…, cũng xảy ra tình trạng ngập do triều cường dâng cao.

Các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định tiếp tục hứng chịu đợt ngập lụt nghiêm trọng, khiến người dân nhiều nơi phải cấp tập chạy lũ từ đêm 23.10.

Trong khi đó, sạt lở diện rộng bất thường tà núi xuống trung du, đồng bằng gây xáo trộn đời sống người dân và tình hình lưu thông trên một số tuyến giao thông huyết mạch.

Giải cứu người dân mắc kẹt giữa dòng nước. Tối 23.10, Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công  an tỉnh Quáng Nam giải cứu 22 người dân (có 3 trẻ em) cùng hàng chục phương tiện bị mắc kẹt giữa dòng nước lũ tại Km 985+998, trên tuyến QL1 đoạn qua xã Tam An (H.Phú Ninh). Thời điểm gặp nạn, người dân đang trên đường về nhà nhưng do nước lũ tràn vể quá nhanh khiến họ mắc kẹt giữa 2 dòng nước lũ ngập sâu hơn 1 m tới không được, lùi cũng không xong nên cầu cứu công an đến giải cứu.

Trong khi đó, hàng loạt địa phương vùng hạ du Quảng Nam như Tam Kỳ, Thăng Bình, Duy Xuyên, Phú Ninh, Núi Thành… ngập cục bộ, hậu quả của đợt mưa lớn kéo dài 2 ngày. Riêng tại TP tỉnh lỵ Tam Kỳ, nhiều tuyến dường ngập sâu 0,5 – 1 m; nhiểu khu dân cư chìm trong nước, có nơi ngập sâu đến 2m. Người dân phải dùng ghe thuyền qua lại giữa phố… Chính quyền địa phương sơ tán 804 hộ dân (với 1.621 nhân khẩu) đến nơi an toàn. Có khoảng 3.265 nhà dân ở TP.Tam Kỳ bị ngập.

Nước đổ về quá nhanh khiến người dân phải dọn đồ chạy lũ trong đêm, vô cùng vất vả trong ứng phó. Khoảng 3 giờ ngày 24/10 gia đình bà Huỳnh Thị Nguyệt (55 tuổi, ở P.Tân Thạnh, TP.Tam Kỳ) trở tay không kịp khi nước tràn vào nhà rất nhanh, vượt quá giường ngủ, phải cấp tập di tản. Gia đình chị Nguyễn Thị Tiến (ở P.Tân Thạnh) cũng phải thức đến sáng sau khi nước tràn vào nhà, nhiều tài sản hư hỏng, không còn chỗ khô ráo để ngủ…

Trả lời Thanh Niên về lý do TP.Tam Kỳ ngập sâu, ông Trương Xuân Tý, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Nam, cho biết từ 16 giờ ngày 23/10 hồ thủy lợi Phú Ninh thông báo xả lũ, do mực nước hồ Phú Ninh đang lên cao, nếu không điểu tiết xả lũ thì rất nguy hiểm đến an toàn hồ chứa.

Tại Quảng Ngãi, từ đêm 23/10 nước lũ đã gây chia cắt nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, khiến giao thông đi lại, nhất là ở H.Bình Sơn, hầu nhnư bị tê liệt. Đến chiều 24/10, 20 xã, thị trấn của H.Bình Sơn vẫn còn bị ngập lụt nặng nề, trong đó các xã: Bình Minh, Bình My, Bình Trung ngập sâu từ 1,5 – 2 m.

Toàn tỉnh Qụảng Ngãi có khoảng 10.944 căn nhà bị ngập, gây nhiều thiệt hại về tài sản, nhiều gia đình phải cấp tập chạy lũ trong đêm 23.10. Sáng 24.10, có 3 người ở xã Bình Chánh bị nước lũ cuốn trôi mất tích tại cửa biển Sa Cần (H.Bình Sơn), đến 19 giờ cùng ngày vẫn chưa tìm thấy.

Nhiu nơi st lở bất thường

Khoảng 9 giờ ngày 24.10, một vụ sạt lở đất bất ngờ xảy ra ngay tại Tắc Pỏ (xã Trà Mai, H.Nam Trà My, Quảng Nam) khiến ít nhất 6 ngôi nhà bị hư hỏng, rất may không gây thiệt hại về người.

Anh Hà Đức Thịnh (ở xã Trà Mai) cho biết sau khi nghe tiếng nổ lớn phía sau nhà thì đất đá tràn vào làm thủng tường bếp, sập nhà vệ sinh. Các thành viên trong gia đinh hốt hoảng bỏ chạy… Tại một số nhà người dân ở trung tâm Tăk pỏ xuất hiện nước ngầm chảy từ vách núi, kèm theo bùn đất chảy tràn vào nhà khiến nhiều hộ dân tiếp tục được sơ tán.

Tại xã Trà Linh, 50 hộ dân trong vùng nguy cơ sạt lở ở nóc Tắc Lang, nóc Kon Chim cũng được di dời đến các khu lều tạm. Địa bàn huyện miền núi Nam Trà My vẫn đang có mưa lớn, nước các sông tiếp tục lên nhanh, khoảng 177 hộ dân (gẩn 800 nhân khẩu) nằm trong vùng nguy cơ sạt lở đất và lũ quét đã phải sơ tán.

Ở khu vực trung du và đổng bằng, sạt lở cũng xảy ra bất thường. Rạng sáng 24/10, một vụ sạt lở đất làm sập một phần ngôi nhà của ông Bùi Xuân Tú ở xã Tam Lãnh (H.Phú Ninh), rất may 4 thành viên trong gia đình đã kịp di tản. Khu vực đồi núi gần nhà ông Tú xuất hiện nhiều mảng đất đá bị nứt, chính quyến địa phương đã vận động di dời thêm 8 gia đình.

Tại Bình Định, mưa lớn liên tục kéo dài trong ngày 24/10 gây sạt lở nhiêu nơi tại các huyện miền núi Vân Canh, Vĩnh Thạnh. Mưa lớn cũng làm sạt lỡ một số tuyến đường liên xã ở Canh Thuận, Canh Hòa và Canh Liên của H.Vân Canh khiến việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn…

Nhiều tuyến giao thông huyết mch bị chia cắt

 Đến chiều 24/10, tuyến QL1 đi qua xã Bình Long và Bình Nguyên (H.Bình Sơn) vẫn còn bị ngập sâu khoảng 1 m. Đáng chú ý, tối 23/10, nước lũ cuốn trôi khoảng 30m nền đường sắt Bắc – Nam, đoạn qua xã Bình Chánh (H.Bình Sơn) khiến đường sắt bị tê liệt, đến 19 giờ ngày 24/10 vẫn chưa thông tuyến.

Đến 15 giờ ngày 24/10, điểm sạt lở trên tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi tại Km 76+700 qua địa phận xã Tam Anh Bắc (H.Núi Thành, Quảng Nam) đã được khắc phục, thông tuyến. Trước đó, khoảng 22 giờ ngày 23/10, taluy tại điểm này bất ngờ sạt lở khiến cả ngàn khối đất đá sụt xuống vùi lấp mặt đường, vùi 2 chiếc xe đầu kéo đang lưu thông. Cả đoạn đường 400 m bị bùn đất tràn xuống, giao thông Bắc – Nam ách tắc nghiêm trọng.

Đường sắt ở khu vực H.Núi Thành cũng bị hư hại. Ông Lê Văn Chiến, Giám đốc chi nhánh vận tải đường sắt Đà Nẵng, cho hay sạt lở khoảng 400 m đường sắt xảy ra lúc 2 giờ ngày 24/10 ở vị trí giữa 2 ga Núi Thành (Quảng Nam) và ga Trị Bình (Quảng Ngãi), ngành đường sắt cấp tập khắc phục để tàu lưu thông trở lại.

Trong hôm qua, ngành đường sắt đã phải phối hợp với Sở GTVT và lực lượng CSGT Công an tỉnh Quảng Nam để trung chuyển hành khách từ ga Tam Kỳ vào ga Quảng Ngãi và ngược lại bẳng đường bộ. “Trong ngày 24/10, chúng tôi chuyển tải tng cộng khoảng 1.100 hành khách 3 đôi tàu gm SE3-4, SE5-6, SE7-8”, ông Chiến nói.

Trung Bộ, Tây Nguyên còn mưa lớn

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết chiều 24/10 trên Biển Đông, tâm áp thấp nhiệt đới ở vị trí vào khoảng 10,4 độ vĩ bắc và 115,9 độ kinh đông, cách đảo Song Tử Tây, quần đảo Trường Sa khoảng 220 km về phía đông nam.Trong 24-48 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 -15 km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 16 giờ ngày 26/10, tâm bão nằm trên vùng biển Bình Định – Bình Thuận. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, tức là từ 60 – 75 km/giờ, giật cấp 10.

Do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, các tỉnh
Trung bộ và Tây nguyên trong những ngày tới có khả năng xảy ra 1 đợt mưa to và rất to.

Tây Nguyên; Đặc biệt là đợt mưa lớn liên tục, kéo dài do ảnh hưởng trực tiếp của 8 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, kết hợp với các hình thế thời tiết gây mưa khác xảy ra ở các tỉnh miền Trung trong nửa cuối mùa hè năm 2020, dẫn đến ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất, gây tổn thất đặc biệt nghiêm trọng về người và của.

Để ứng phó, cần tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức cho toàn xã hội, trước hết là cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp về BĐKH; coi chủ động thích ứng với BĐKH là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các ngành, lĩnh vực và các địa phương và phải phải triển khai thực hiện ngay từ bây giờ.

Buộc đối với tất cả các ngành, lĩnh vực và địa phương. Chủ động thích ứng là thực hiện các hoạt động điều chỉnh dựa trên cơ sở quy hoạch và quy hoạch lại, cơ cấu lại phát triển kinh tế-xã hội của ngành, địa phương phù hợp với xu thế tác động của biến đổi khí hậu, cả dài hạn do ảnh hưởng lâu dài của nhiệt độ tăng và mực nước biển dâng và ngắn hạn do ảnh hưởng của thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng, đồng thời thực hiện các giải pháp tăng cường khả năng chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu cho các đối tượng bị tác động, nhất là các đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Chỉ còn 1 tuần nữa, Hội nghị của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) sẽ diễn ra tại Anh (dự kiến từ 31/10/2021 đến 12/11/2021). Trong bối cảnh những hậu quả từ tình trạng nóng lên của trái đất có dấu hiệu ngày càng trầm trọng, nhiều nước đã đưa ra những hành động thiết thực, thể hiện quyết tâm sẽ đạt được các mục tiêu chính mà hội nghị đề ra. Đây sẽ là bước tiến quan trọng để các quốc gia nỗ lực ngăn chặn  thảm hoạ lớn nhất đối với tương lai toàn cầu.

Tài liệu tham khảo:

  1. PGS.TS Nguyễn Đức Khiển, Nguyên Giám đốc Sở KH-CNMT Hà Nội “Phải thích ứng với biến đổi khí hậu”. Báo điện tử Môi trường Đô thị 12/2020.
  2. Thu Trang – Hội nghị biến đổi khí hậu lần thứ 26“Nỗ lực ngăn chặn thảm hoạ của tương lai”. Báo Hà Nội mới 25/10/2021.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)

Ảnh: Ảnh minh họa. Nguồn: ITN