Theo Business Insider, kể từ khi Trung Quốc cấm nhập khẩu nhựa phế thảivào năm 2017, Malaysia trở thành một trong những quốc gia nhập khẩu nhựa lớn nhất thế giới. (Nguồn ảnh: Business Insider)
Theo Greenpeace, từ tháng 1 đến tháng 6/2018, Malaysia nhập khẩu hơn 830 nghìn tấn nhựa phế thải. Trong đó, Jenjarom, thị trấn nhỏ với 30 nghìn dân ở quận Kuala Langat, bang Selangor, đang “chìm ngập” trong gần 19 nghìn tấn rác thải nhựa.
Nhận thấy có thể kiếm lời từ ngành công nghiệp nhựa đang phát triển của Malaysia, người ta đã thành lập nhiều nhà máy tái chế nhựa bất hợp pháp trên khắp thị trấn Jenjarom.
Thay vì chuyển số nhựa không thể tái chế cho các trung tâm xử lý chất thải, những nhà máy tái chế trái phép này đã cắt giảm chi phí bằng cách đốt số nhựa phế thải đó, tạo ra làn khói độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người dân địa phương.
Cư dân Jenjarom cho biết họ bắt đầu gặp những vấn đề về sức khỏe như phát ban và ho từ khi số nhựa phế thải này đổ về thị trấn.
Không chỉ tại Jenjarom, nhiều khu vực khác ở Malaysia cũng đối diện với tình trạng tương tự.
Hồi tháng 7/2018, chính quyền Malaysia thanh tra 114 nhà máy tái chế nhựa được cấp phép thì chỉ có 8 nhà máy đáp ứng yêu cầu. Được biết, giới chức Malaysia đã đình chỉ giấy phép của toàn bộ 114 nhà máy trong 3 tháng và yêu cầu họ phải áp dụng lại theo các tiêu chuẩn một cách chặt chẽ hơn.
Thiên An – Báo Kiến Thức
Theo Kiến Thức
Ảnh: Một bãi đất gần đồn điền dầu cọ ở Jenjarom chứa tới 4.400 tấn chất thải.
Xem bài viết gốc tại đây: