Tại khu đất bãi bị ô nhiễm ở ven sông Hồng đã hình thành những xóm nghèo hoặc khu ở của rất đông lao động tự do ngoại tỉnh, mưu sinh tại khu vực chợ Long Biên và một số vùng lân cận.
Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) đã định hướng hai bên bờ sông Hồng là vùng trung tâm kinh tế của Thủ đô, đặt nền móng cho hình hài của thành phố ven sông trong tương lai – Hà Nội quay mặt vào dòng sông để phát triển, thay vì “quay lưng” phát triển về phía Tây. Đây là quyết tâm chính trị của Hà Nội vì khi quy hoạch được triển khai thực hiện sẽ liên quan đến nhiều người hiện đang sinh sống khổ cực ở khu vực ven sông từ 60-70 năm nay. Theo thống kê, có khoảng 243.670 người dân (tương ứng trên 66.000 hộ) nằm trong phạm vi quy hoạch và là đối tượng chính chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đồ án này. (Ảnh: Linh Khánh/TTXVN)
Đời sống của người dân quanh chợ Long Biên (Hà Nội). (Ảnh: Linh Khánh/TTXVN)
Theo ghi nhận thực tế, từ nhiều năm qua, môi trường tại khu đất bãi ven sông Hồng đã bị ô nhiễm từ rác thải và phế thải, vật liệu xây dựng chất đống bừa bãi. (Ảnh: Linh Khánh/TTXVN)
Đặc biệt, ngay gần khu vực ô nhiễm từ bao đời nay đã hình thành những xóm nghèo hoặc khu ở của rất đông lao động tự do, ngoại tỉnh, mưu sinh tại khu vực chợ Long Biên và một số vùng lân cận. (Ảnh: Linh Khánh/TTXVN)
Cuộc sống của không ít người dân hàng ngày phải sống tạm bợ trong những căn nhà nổi, nhà tự lắp ghép tự phát, lấn chiếm mặt nước của khu vực bãi sông Hồng. (Ảnh: Linh Khánh/TTXVN)
Rác thải gây ô nhiễm môi trường ngay cạnh các xóm nghèo tại phường Phúc Xá (quận Ba Đình, Hà Nội). (Ảnh: Linh Khánh/TTXVN)
Người vô gia cư câu cá, đánh bắt cá ở bãi lau sậy dưới chân cầu Long Biên (Hà Nội). (Ảnh: Linh Khánh/TTXVN)
Người vô gia cư câu cá, đánh bắt cá ở bãi lau sậy dưới chân cầu Long Biên (Hà Nội). (Ảnh: Linh Khánh/TTXVN)
Theo TTXVN/Vietnam+
Xem bài viết gốc tại đây: