Theo đó, việc đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) được kỳ vọng sẽ nâng cao được sức mạnh quốc gia, từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về AI
Ngày 26/01/2021, Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030. Theo đó, việc đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) được kỳ vọng sẽ nâng cao được sức mạnh quốc gia, từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về AI trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đề ra, Việt Nam cần vượt qua những khó khăn liên quan đến quá trình thu thập, chia sẻ và đảm bảo chất lượng dữ liệu…
Thách thức về hạ tầng dữ liệu
Trước đây, AI được xếp là một ngành khoa học hàn lâm, chưa có nhiều ứng dụng thì gần đây, với sự hội tụ của nhiều công nghệ như dữ liệu lớn, công nghệ điện toán đám mây,… gần với cuộc sống hơn, tạo ra nhiêu thành tựu mới. Đặc biệt, trải qua hơn 1 năm dịch Covid-19 bùng phát, công nghệ trí tuệ nhân tạo đóng vai trò quan trọng trong phòng, chống dịch. Đơn cử, thông qua các ứng dụng thiết thực như truy vết người tiếp xúc đã phát huy hiệu quả khi có ổ dịch hoặc ca lây nhiễm mới trong cộng đồng, giúp đội ngũ cán bộ y tế điều tra lịch trình, lấy thông tin dịch tễ… Nếu được quan tâm phát triển, AI có thể chứng minh hiệu quả lớn hơn nữa.
Hiện, hạ tầng dữ liệu và tính toán có vai trò rất quan trọng trong phát triển AI. Theo Giáo sư Vũ Hà Văn, Giám đốc Khoa học, Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn Vingroup (VinBigdata), ai nắm được dữ liệu sẽ có nhiều ứng dụng trong tương lai và dữ liệu tốt phải có các tính chất: Đủ lớn, được gắn nhãn, có tính đại diện, tiếp cận được, đáng tin cậy và sạch
Trưởng phòng Thí nghiệm mục tiêu AI, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ nhiệm Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiêp 4.0 KC4.0/19- 25, hiểu rõ về tầm quan trọng của việc thu thập, bảo đảm chất lượng dữ liệu, cũng như cơ chế chia sẻ dữ liệu, hạ tầng tính toán sẽ giúp các đơn vị nghiên cứu, phát triển công nghệ tận dụng, phát huy được năng lực của mỗi bên.
Trên thực tế, bất kỳ ứng dụng công nghệ mới nào cũng phải phát triển dựa vào dữ liệu. Tuy nhiên, hạ tầng dữ liệu và tính toán của Việt Nam mới chỉ ở mức sơ khai và đang nằm rải rác khắp nơi. Bên cạnh đó, hiện nước ta cũng đang phải đối mặt với khó khăn, thách thức lớn khác của hạ tầng dữ liệu là vấn đề chất lượng. Tiến sĩ Võ Sỹ Nam, Trưởng phòng Tin y sinh ứng dụng, VinBigdata cho biết, chất lượng dữ liệu là then chốt trong AI, bởi ước tính 80% công việc hiện nay trong các ứng dụng AI là xử lý dữ liệu. Ngoài ra còn phải kể đến những thách thức khác, như hiệu năng hệ thống do khối lượng tính toán lớn, tốn tài nguyên, cần cập nhật dữ liệu và vấn đề đồng nhất dữ liệu. Vì vậy, Việt Nam cần một kế hoạch dài hạn để xây dựng, duy trì và phát triển hạ tầng dữ liệu.
Để Việt Nam trở thành điểm sáng về AI
Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 được Chính phủ ban hành với hy vọng tạo ra cú huých cho sự phát triển AI của Việt Nam, nâng tầm sức mạnh quốc gia, sáng về AI trong khu vực và trên thế giới.
Theo các chuyên gia, để thực hiện thành công chiến lược trên, ngoài những vấn đề liên quan đến chính sách, đào tạo nguồn nhân lực, hạ tầng…, cần giải quyết được những thách thức số.
Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Việt Cường, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tích hợp thông minh, có thể phân hạ tầng dữ liệu làm ba loại. Thứ nhất, là hạ tầng thu thập và lưu trữ dữ liệu, cơ sở đầu vào cho các tính toán. Thứ hai, là hạ tầng chế tác dữ liệu, chuẩn hóa, dán nhãn dữ liệu để phục vụ cho các mô hình học máy. Thứ ba, là hạ tầng phục vụ dữ liệu, giúp tạo ra các cơ chế chia sẻ dữ liệu, khai thác và dùng trong các tác vụ tính toán.
Trong khi đó, theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Thủy hạ tầng dữ liệu; tổ chức được các chương trình nghiên cứu, xây dựng các cơ sở dữ liệu, xây dựng đồng bộ hạ tầng máy tính có khả năng tính toán lớn, cũng như đội ngũ kỹ thuật viên có thể xử lý những dữ liệu lớn trên các hệ thống tính toán này.
Ở góc độ doanh nghiệp nghiên cứu, Tiến sĩ Võ Sỹ Nam, Trưởng phòng Tin y sinh ứng dụng. VinBigdata cho biết, để bảo đảm được chất lượng dữ liệu, cần kiểm thử và đánh giá chất lượng dữ liệu liên tục qua các bước. Các nhà khoa học trong lĩnh vực y sinh rất chú ý đến vấn đề này, họ cực kỳ cẩn thận khi thu thập dữ liệu, ghi chú kỹ lưỡng từng bước một trong quá trình dán nhãn.
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện “Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030”. Bên cạnh đó, Bộ sẽ xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới AI; hình thành hạ tầng cơ sở dữ liệu chất lượng thông qua triển khai mạnh mẽ hình thức hợp tác công – tư, đồng tài trợ cho các trung tâm đào tạo, trung tâm nghiên cứu phát triển và trung tâm ứng dụng AI; hình thành một số nhóm nghiên cứu trọng điểm về AI và khoa học dữ liệu trong một số trường đại học, viện nghiên cứu công lập; đồng thời, thúc đẩy xây dựng một số trung tâm đổi mới sáng tạo về AI, hình thành một số thương hiệu của Việt Nam về AI trên thế giới.
Chung sức để bứt phá
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam xác định trí tuệ nhân tạo (AI) là sự đột phá, mũi nhọn cần được tập trung đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng. Nhờ đó, AI đã có bước phát triển mạnh mẽ, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và mang lại những hiệu quả nhất định. Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, chính AI đã có những đóng góp quan trọng, giúp giảm gánh nặng cho đội ngũ y tế, lực lượng phòng, chống dịch thông qua các ứng dụng thiết thực…
AI được xem là một lĩnh vực quan trọng, góp phần tạo bước phát triển mạnh mẽ về năng lực sản xuất, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững. Mấu chốt để phát triển AI thành công là hạ tầng dữ liệu và tính toán bởi 80% công việc trong các ứng dụng AI là xử lý dữ liệu. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, hạ tầng dữ liệu và tính toán mới chỉ ở mức sơ khai, chưa có kho cơ sở dữ liệu dùng chung lớn; nguồn dữ liệu phân tán ở các ngành, lĩnh vực và chưa có sự kết nối, chia sẻ hiệu quả. Đây là hạn chế và thách thức rất lớn để nước ta có thể tạo ra bước đột phá trong phát triển AI.
Trong Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng AI; đến năm 2030, Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng AI trong khu vực ASEAN và trên thế giới. Để đạt được mục tiêu này, các bộ, ngành, địa phương cần nghiêm túc triển khai hiệu quả các giải pháp đề ra trong chiến lược; sớm xây dựng và hình thành hạ tầng dữ liệu và tính toán cho nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI bởi đây chính là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy sự phát triển của AI tại nước ta. Đặc biệt, cần đẩy mạnh việc liên kết, chia sẻ, hình thành các cơ sở dữ liệu dùng chung trong nghiên cúu, phát triển và ứng dụng AI, đồng thời phải bảo đảm nguyên tắc các bên cùng có lợi, tạo động lực để chia sẻ, cũng như phân quyền được truy cập dữ liệu, tránh để lộ, lọt thông tin dữ liệu có tính riêng tư của cá nhân hay tổ chức.
Song song với các giải pháp trên, cơ quan quản lý nhà nước cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về AI; có cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích, thúc đẩy các tập đoàn công nghệ trong nước đầu tư xây dựng viện nghiên cúu, cơ sở đào tạo chất lượng cao về ẠI, cũng như kết nối được các trí thức về AI ở trong và ngoài nước. Bên cạnh đó là quan tâm đầu tư hình thành một số nhóm nghiên cứu trọng điểm về AI và khoa học dữ liệu trong một số trường đại học, viện nghiên cứu; chú trọng tới công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được sự phát triển của AI; tạo mối liên kết chặt chẽ giữa viện nghiên cúu, trường đại học, doanh nghiệp và Nhà nước nhằm thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI.
Bản chất của AI là phát triển một xã hội an toàn, văn minh, cần sự chung tay góp sức cho công nghệ AI phát triển ở mọi ngành nghề, lĩnh vực và phạm vi cả nước. Từng cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần thay đổi thói quen, luôn luôn làm việc hệ thống, có dữ liệu ban đầu và cập nhật liên tục, góp từ những việc nhỏ vào phát triển AI… Khi tất cả cùng chung sức, đây sẽ là “chìa khóa” để công nghệ AI của nước ta bứt phả, phát triển nhanh hơn, bắt kịp với các nước phát triển, sớm trở thành “điểm sáng” trong khu vực và trên thế giới.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo Hà Nội mới 20/7/2021. “Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo”.
2. Quỳnh Anh “Chung sức để phát triển”.
PGS.TS NGUYỄN ĐỨC KHIỂN
(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)