Cống nước thải xả trực tiếp ra sông, 100 năm nữa Tô Lịch cũng không hết ô nhiễm

Công nghệ Nano – Bioreactor làm sạch một đoạn sông Tô Lịch, liệu có giải quyết được vấn đề ô nhiễm khi dọc dòng sông Tô Lịch (Hà Nội) vẫn có hàng ngàn cống nước thải sinh hoạt không qua xử lý, xả trực tiếp xuống dòng sông.

Dọc sông Tô Lịch, hàng trăm chiếc cống nước thải dân sinh vẫn hằng ngày trực tiếp đổ ra sông khiến dòng sông Tô Lịch đã ô nhiễm càng thêm ô nhiễm nặng.

Hầu hết nước thải đổ ra sông Tô Lịch chưa qua xử lý.

Nhiều chục năm qua, màu của nước sông Tô Lịch luôn mang một màu đen xì, dòng nước bốc mùi hôi thối.

Tại khu vực thượng nguồn sông Tô Lịch (ngõ 2 đường Hoàng Quốc Việt), nước sông đặc quánh 1 màu đen xì, dù đã có tấm lưới ngăn rác nhưng cũng chỉ hạn chế phần nào. Bởi lẽ, ngoài nước thải sinh hoạt thì người dân vứt thẳng rác xuống sông.

Dòng nước đen xì của sông Tô Lịch là nỗi ám ảnh của TP Hà Nội và người dân.

Những năm qua, mặc dù TP Hà Nội đã làm nhiều biện pháp nhưng màu của nước sông Tô Lịch vẫn giữ nguyên màu đen tuyền, hôi thối.

Nguyên nhân gây ô nhiễm sông Tô Lịch có sự “đóng góp” của hệ thống cống nước thải chưa qua xử lý đổ trực tiếp ra sông.

Những ngày trời nắng, nước sông cạn và bốc mùi hôi thối là nỗi ám ảnh của người dân 2 bên bờ sông. (Một miệng cống trên đường Bưởi đang ào ạt xả thải)

Ngày 16/5, Dự án tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano -Bioreactor Nhật Bản được khởi động với hy vọng làm sạch sông Tô Lịch.

TS Kubo Jun – chuyên gia Nhật Bản (Cố vấn kỹ thuật Tổ chức xúc tiến thương mại – môi trường Nhật Bản, Chuyên gia công nghệ máy sục khí công nghệ nano JVE) bước xuống dòng nước đen xì của sông Tô Lịch (Hà Nội) kiểm tra máy nano lọc nước.

Hai mẫu thử được TS. Kubo Jun lấy tại khu vực đặt máy công nghệ làm sạch Nano – Bioreactor đặt trên sông Tô Lịch.

Những chỗ không được đặt máy, màu nước đen kịt cùng mùi hôi thối vẫn rất khó chịu.

Ông Kubo Jun lần lượt lấy mẫu nước, bùn ở đoạn sông Tô Lịch chưa được xử lý và ở đoạn sau xử lý rồi để so sánh. Có 2 tiêu chí được ông nhắc tới là độ trong của nước lớp mặt và độ dày của lớp bùn tầng đáy.

Chậu nước được lấy tại nơi chưa đặt máy Nano.

Với sự thay đổi của nước ở phần mặt của máy xử lý khiến ông Kubo Jun tin rằng sau dự án sẽ thành công đúng như dự kiến.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Kiến Thức, với việc hàng trăm cống nước thải ngày đêm xả trực tiếp ra sông Tô Lịch thì việc dùng công nghệ Nhật Bản để lám sạch sông và bớt mùi hôi thối chỉ là giải pháp tạm thời.

Ông Nguyễn Văn Tùng (trú tại khu Nam Trung Yên, Hà Nội) đánh giá: “Với hàng trăm ống cống xả thải không qua xử lý trực tiếp ra sông Tô Lịch thì 100 năm nữa cũng không thể hết ô nhiễm vì các biện pháp hiện giờ chỉ giải quyết được tình trạng nhất thời.”

Bùn đất và rác thải rất nhiều cũng là tác nhân chính gây nên ô nhiễm dòng sông Tô Lịch.

Clip: Hàng ngàn m3 nước thải sinh hoạt xả thải xuống sông Tô Lịch.

Phạm Lượng – Báo Kiến Thức

Theo Kiến Thức

Ảnh: Khu vực cống nước thải gần Bệnh viện Nội tiết Trung ương hằng ngày, hằng giờ bốc mùi hôi thối xả thẳng ra sông Tô Lịch.

Xem bài viết gốc tại đây:

https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/cong-nuoc-thai-xa-truc-tiep-ra-song-100-nam-nua-to-lich-cung-khong-het-o-nhiem-1236734.html