Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
I. Chất thải nguy hại
1. Định nghĩa: (theo khoản 20 điều 03 Luật Bảo vệ Môi trường 2020)
Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
Có bảng danh mục (tuy nhiên có những chất nguy hại nhưng vẫn chưa được vào Luật).
2. Dạng tồn tại:
-Thể rắn: thủy ngân, Asen, chì…
-Thể lỏng: các loại axit như sunfuasic, HNO3, xăng, dầu, các chất có chứa xyanya (trong khai thác vàng)
-Thể khí: NO ,CO2…
3. Xử lý chất thải (dưới dạng rác thải) sẽ được xử lý tùy theo trạng thái của chúng và mức độ gây ô nhiễm độc hại. Tuy nhiên không được phát tán ra môi trường (khoản 3; khoản 4 điều 83 luật BVMT 2020), phải phù hợp với quy hoạch và công nghệ xử lý phải tốt (không lạc hậu)
Ví dụ:
– chất rắn: chôn lấp
– Chất khí: thu gom hoặc dùng phản ứng hóa học
– Chất lỏng: thu gom, hóa học.
Dù bằng phương thức nào, khi xử lý cũng phải cách ly cuộc sống của con người.
4. Trách nhiệm của chủ nguồn chất thải (theo Điều 83):
Chủ nguồn chất thải nguy hại có trách nhiệm khai báo khối lượng chất thải nguy hại trong hồ sơ đề nghị cấp phép môi trường. Thực hiện phân định, phân loại thu gom, lưu giữ và không để lẫn với các chất thải bình thường khác.
II. Vật liệu thân thiện với môi trường
1. Vì sao nên sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường:
Ba trụ cột phát triển bền vững của đất nước : Kinh tế, xã hội và môi trường
– Có môi trường sống sạch cho dân ,vì hiện Việt Nam có rất nhiều người mắc căn bệnh ung thư (nan y) tỷ lệ mắc bệnh ung thư tăng 9 bậc (xếp thứ 90/185 QG), tỷ lệ tử vong do ung thư thì VN tă ng 6 bậc xếp thứ 50/185 quốc gia (năm 2018). Chỉ tính riêng tại bệnh viện K, tỷ lệ khám chữa bệnh năm sau cao hơn năm trướctừ 20 đến 30 %, mà tỷ lệ chết do ung thư của việt nam rất cao khoảng 75% (thế giới 59%)
Nguyên nhân của ung thư: Cường độ lao động một phần nhưng chủ yếu do moi trường gây nên và đây cũng là nguyên nhân của nghèo đói, sông không hạnh phúc của nhiều gia đình không may mắc bệnh này; vậy tạo môi trường sạch để không ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồn y là mục tiêu quan trọng mà cả xã hôi hướng tới
2. Định nghĩa:
Vật liệu thân thiện với môi trường, tức là trong quá trình sử dụng, khai thác không gây ô nhiễm môi trường. Giảm thiểu sự phát tán chất thải một cách tối đa. Có hai loại: từ tự nhiên, hoặc tái chế, phối trộn
3. Giới thiệu một số loại vật liệu thân thiện với môi trường.
a. Vật liệu thân thiện với moi trường truyền thống:
-Tre: vật liệu thân thiện môi trường tuổi thọ cao ,tre rất dễ trồng ở mọi nơi và bớt công vận chuyển ,giá thành hạ. Có thể sử dụng cho các công trình xây dựng, nội thất, gia dụng… Sau khi khai thác lại mọc lại hoặc trồng lại cũng rất dễ
– Kim loại tái chế. (vì khai thác mỏ sẽ gây ra nhiều tác động rất khủng khiếp đối với môi truường như: sụt hố, thải các hóa chất độc làm ô nhiễm đất, không khí… làm rối loạn môi trường sống tự nhiên… Một số kim loại rất dễ tái chế như đồng ,nhôm,sắt
– Đá nguyên khối (đây là loại nguyên liệu xây dựng tự nhiên rất dễ tìm và dùng nhiều trong xây dựng: sân ,đường, tường ,cầu cống…
– Len lông cừu dùng để cách nhiệt rất tốt, rất bền vững với tự nhiên
– Gỗ tái sử dụng (không phải gỗ tươi) được thu thập từ những công trình xây dựng đã khai thác hết hạn
b. Vật liệu thân thiện với môi trường hiện đại:
– Gạch Block không nung
– Xốp cách nhiệt
– Ngói đúc ép-không nung
– Kính tiết kiệm năng lượng
– Tôn lợp sinh thái
– Xi măng xanh-vật liệu thân thiện môi trường đầy hứa hẹn
– Gạch ốp lát tái chế
– Bê tông nhẹ
– Gỗ ốp tường xanh
4. Chính sách nhà nước về vật liệu thân thiện với môi trường:
– Đúng định hướng với sự phát triển bền vững của đất nước tức Tiết kiệm được vật liệu, tài nguyên, khoáng sản, năng lượng, thực hiện kinh tế tuần hoàn, đảm bảo thân thiện với môi trường theo Nghị định 09/2021/NĐ-CP (m điều 5) cụ thể nhà nước khuyến khích
*Các tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.
* Thực hiện các nội dụng trên sẽ được hưởng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của nhà nước theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về khia học công nghệ và pháp luật khác có liên quan.
* Thủ tướng quy định lộ trình hạn chế, xóa bỏ các cơ sở sản xuát có công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên liệu, tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến của cộng đồng.
PGS. TS Bùi Thị An
Đại biểu Quốc hội khóa XIII
Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và Phát triển cộng đồng