Các biện pháp xử lý rác thải nông thôn hiệu quả

Việc triển khai các hoạt động xử lý rác thải và bảo vệ môi trường ở các vùng nông thôn rất khó khăn bởi nhiều yếu tố như phương tiện thô sơ, các hộ sống xa nhau, phân tán… và quan trọng nhất phải nhắc đến chính là ý thức vệ sinh môi trường chưa cao.

Việt Nam hiện có trên 62,6 triệu dân sống ở vùng nông thôn, chiếm xấp xỉ 65% dân số trong cả nước. Mỗi năm khu vực nông thôn phát sinh trên 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt, khoảng 1.300 triệu m3 nước thải sinh hoạt, 47 triệu tấn chất thải chăn nuôi và hơn 14 nghìn tấn bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón các loại…

Tuy nhiên, theo thống kê chỉ khoảng 50% khối lượng rác thải trên được thu gom, xử lý, phần còn lại chủ yếu là chất thải rắn khó xử lý, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho môi trường và sức khỏe người dân.

Ở nhiều vùng nông thôn trong cả nước, không khó để bắt gặp những bãi rác tự phát cạnh con đường liên thôn, liên xã. Thậm chí, rác thải sinh hoạt còn được người dân thiếu ý thức đóng thành bao ném xuống sông, trên các kênh, rạch, sông suối…

Các loại rác này đang được thải ra môi trường nông thôn mỗi ngày mà phần lớn là chưa qua xử lý, hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn, gây ô nhiễm môi trường. Thực trạng đó đang gióng lên hồi chuông cảnh báo tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở nhiều vùng nông thôn trong cả nước.

Để khắc phục được tình trạng này, chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chức năng cần thiết phải đẩy mạnh công tác truyền thông và xây dựng các quy trình xử lý rác thải nông thôn một cách khoa học. 

1. Thu gom rác thải nông thôn đúng cách

Số lượng rác thải nông thôn ngày một tăng tỉ lệ thuận với sự gia tăng ngày càng cao của dân số nông thôn. Chúng có thể phát sinh ở bất cứ khu vực như tại các hộ gia đình, khu chợ, khu vui chơi giải trí, trường học… Thói quen vứt rác ra góc ruộng, bờ ao, bờ sông.. đang biến môi trường nông thôn ngày càng xấu đi. Vì vậy công tác thu gom rác thải nông thôn hện nay đang là một thách thức cho chính quyền địa phương. Muốn giảm áp lực cho việc thu gom và xử lý rác thải chúng ta cần phải tiến hành hướng dẫn bà con cách phân loại rác thải từ nguồn.

Thu gom rác thải hữu cơ dễ phân hủy: Các rác thải hữu cơ dẽ phân hủy như rau cỏ tươi, lá cây tươi… cần được phân loại để ủ làm phân vi sinh. Mỗi gia đình cần có một hố ủ phân góc vườn để làm phân vi sinh phục vụ cho gia đình.

Thu gom rác thải có thể tái chế được: Các loại rác thải sau đi đã được tách riêng ra những túi nilon, túi vải, bao, thùng,… có thể bán lại cho các cơ sở tái chế để tái chế sử dụng lại.

Thu gom rác thải vô cơ: Các loại rác thải vô cơ không có khả năng tái chế được lại sẽ được các hộ gia đình đóng gói để đưa đến các điểm tập kết rác của thôn để thực hiện xử lí rác thải tập trung theo quy định.

2. Các biện pháp xử lý rác thải nông thôn hiệu quả

Có rất nhiều biện pháp xử lý rác thải nông thôn được áp dụng hiệu quả với từng khu vực khác nhau như:

Thứ nhất, Phương pháp chôn lấp: Chôn lấp là phương pháp xử lí rác thải truyền thống tuy nhiên vẫn được sử dụng phổ biến hiện nay, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Rác thải được rải thành từng lớp, đầm nén để giảm thể tích, phủ đất lên kết hợp phun hóa chất để hạn chế mùi và côn trùng, từ đó tăng hiệu quả xử lí rác thải nông thôn.

Thứ hai, Phương pháp sử dụng lò đốt rác: là quá trình sử dụng nhiệt độ cao để phân hủy rác thải, quá trình đốt tạo ra xỉ, tro làm giảm đáng kể thể tích chất thải phải chôn lấp. Hiện nay công nghệ sử dụng lò đốt rác vẫn là giải pháp tốt nhất trong việc xử lý rác thải ở nước ta.

Xử lý khí thải lò đốt rác hiện nay có rất nhiều phương pháp áp dụng khác nhau. Trong đó, có thể kể đến các phương pháp như xử lý bằng chùm tia điện tử, xử lý khí lò bằng venturi điện động… Tuy nhiên, 2 phương pháp mang lại tính hiệu quả cao nhất và được nhiều nơi áp dụng.  Cụ thể: 

Phương pháp xử lý khí thải lò đốt rác bằng tháp hấp thụ

Nguyên lý của phương pháp xử lý khí thải lò đốt rác bằng tháp hấp thụ đó là dựa trên sự tương tác giữa chất cần hấp thụ (khí hoặc hơi) với chất hấp thụ là chất lỏng hoặc các chất khác là chất rắn hoặc chất hòa tan trong chất lỏng. Dựa vào bản chất của sự tương tác nói trên mà người ta chia thành sự hấp thụ vật lý hay sự hấp thụ hóa học.

Hấp thụ vật lý: Là quá trình dựa trên sự tương tác vật lý thuần túy; nghĩa là chỉ bao gồm sự khuếch tán, hòa tan các chất cần hấp thụ vào trong lòng chất lỏng và sự phân bố của chúng giữa các phân tử chất lỏng. 

Hấp thụ hóa học: Hấp thụ hóa học là quá trình hấp thụ luôn đi kèm với một hay nhiều phản ứng hóa học. Sau quá trình khuếch tán là quá trình xảy ra các  phản ứng hóa học. Như vậy sự hấp thụ hóa học không những phụ thuộc vào tốc độ khuếch tán của khí sơn vào trong chất lỏng mà còn phụ thuộc vào tốc độ chuyển hóa các chất – tốc độ phản ứng của các chất.

Hiệu quả của phương pháp xử lý khí thải lò đốt rác được thể hiện bằng thông số cụ thể như sẽ loại bỏ được 80-90% hoàn toàn các chất độc có hại chứa trong rác thải, đảm bảo lượng khí thải ra môi trường ở trong ngưỡng an toàn theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.TL

Phương pháp xử lý bằng tháp hấp phụ

Đối với phương pháp hấp phụ sử dụng trong xử lý khí thải lò đốt rác, có thể tiến hành theo hai phương pháp: phương pháp hấp phụ tĩnh và phương pháp động. Do phương pháp hấp phụ động có hiệu suất cao hơn và phù hợp hơn đối với thực tiễn sản xuất cho nên thường được sử dụng trong xử lý khí thải công nghiệp nói chung và khí thải từ lò đốt rác nói riêng.

Quá  trình hấp phụ thông thường được tiến hành trong các buồng hấp phụ có chứa các chất có khả năng hấp phụ. Khí thải chứa các chất cần hấp phụ được dẫn qua lớp chất hấp phụ. Các chất cần hấp phụ sẽ được giữ lại còn khí sạch sẽ được thải ra ngoài. 

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp hấp phụ đó chính là khả năng làm sạch cao, các chất hấp phụ sau khi được sử dụng đều có khả năng tái sinh. Do đó, có thể làm hạ giá thành xử lý cho các lò đốt rác.

Thứ ba, Sử dụng rác thải để chế biến phân compost:

Mỗi ngày, hầu như gia đình nào cũng sẽ có rác thải hữu cơ từ các loại vỏ trái cây hay rau, củ không được dùng. Đây lại là những nguyên liệu chính tạo ra phân hữu cơ (hay còn gọi là phân compost), một loại phân bón giàu chất dinh dưỡng để cải tạo đất.

tm-img-alt
Tự ủ phân hữu cơ từ thức ăn dư thừa

 

Quá trình ủ phân bao gồm làm ẩm một phần chất hữu cơ và chờ chúng phân hủy thành mùn sau một khoảng thời gian từ vài tuần đến vài tháng. Điểm đặc biệt của phân compost là không gây ra mùi hôi thối, không ô nhiễm, thân thiện với môi trường.

Đã có rất nhiều người sau khi hình thành thói quen ủ phân compost từ rác thải hữu cơ đã hình thành luôn thói quen phân loại rác thải trước khi đem vứt bỏ. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc xử lý rác thải và bảo vệ môi trường, bởi rác thải là một nguồn tài nguyên quan trọng nếu như mỗi người đều biết tận dụng.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)