Từ đầu năm 2022 đến nay, huyện Bình Chánh kiểm tra 449 cơ sở, huyện ban hành 120 quyết định xử phạt với tổng số tiền gần 5,1 tỉ đồng.
Toàn huyện Bình Chánh hiện có khoảng 15.524 doanh nghiệp và hộ kinh doanh, trong đó có 3.644 đơn vị phát sinh rác thải, nước thải công nghiệp. Đáng lo ngại là có đến 3.282 cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm xen cài trong khu dân cư tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Bà Thảo cho biết các cơ sở này phần lớn được di dời từ các quận nội thành trong hơn 20 năm qua, đa số là các cơ sở nhỏ lẻ, máy móc thiết bị thô sơ, công nghệ sản xuất lạc hậu, nhà xưởng thuê tạm bợ.
Theo thống kê mới nhất của huyện Bình Chánh cho hay toàn huyện có hơn 700 cơ sở sản xuất, kinh doanh phát sinh chất thải và các tác động đến môi trường với các ngành nghề tái chế phế liệu, nhuộm, giặt sấy vải, thực phẩm…. Trong đó, có 617 cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và 84 cơ sở cơ sở ô nhiễm môi trường, đã bị xử phạt trong năm 2020 và 2021. Các cơ sở gây ô nhiễm tập trung nhiều nhất tại xã Vĩnh Lộc A và xã Vĩnh Lộc B.
Từ đầu năm 2022 đến nay, huyện Bình Chánh kiểm tra 449 cơ sở, huyện ban hành 120 quyết định xử phạt với tổng số tiền gần 5,1 tỉ đồng. Bà Thảo cũng cho biết Phòng TN-MT đã chủ động kiểm tra, tham mưu UBND huyện chuyển Công an Huyện kiểm tra, xác minh theo thẩm quyền 4 trường hợp trên địa bàn xã Vĩnh Lộc B.
Các cơ sở này không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, vi phạm nhiều hành vi, bị người dân, các phương tiện truyền thông thường xuyên phản ánh. Những cơ sở này có nhà xưởng tạm bợ trên đất nông nghiệp, chủ yếu vào ban đêm để đối phó với cơ quan chức năng… Trong 4 trường hợp nêu trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bình Chánh có thông báo tiếp nhận kiến nghị khởi tố hồi tháng 3.2022 đối với trường hợp bà Đào Thị Liên, ngụ xã Vĩnh Lộc B. Hiện vụ việc đang trong quá trình điều tra, xử lý./.
Minh Anh
(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)
Ảnh: Ảnh minh họa.