Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện xoáy thuận nhiệt đới trong tháng 7.
Dự báo, những ngày đầu tháng 7/2021, MJO (Madden-Julian Oscillation là một dao động nội mùa trong khu vực nhiệt đới) có khả năng tác động đến thời tiết các tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh dần, khu vực phía Nam sẽ xuất hiện nhiều ngày có mưa rào và dông.
Đặc biệt, trong tháng 7/2021 xoáy thuận nhiệt đới có khả năng xuất hiện trên khu vực Biển Đông, tập trung vào khoảng giữa và cuối tháng.
Bắc Bộ và Trung Bộ tiếp tục có nhiều ngày nắng nóng, có nơi có nắng nóng gay gắt đến đặc biệt gay gắt, tập trung vào thời kỳ đầu và cuối tháng.
Nhiệt độ trung bình tại Bắc Bộ và Trung Bộ phổ biến cao hơn 0,5-1 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, còn nhiệt độ tại Tây Nguyên và Nam Bộ xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Do nắng nóng và nắng nóng gay gắt trong tháng 7 tại Bắc Bộ nên tổng lượng mưa phổ biến thấp hơn khoảng 10-20% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, tại Trung Bộ phổ biến cao hơn từ 20-40% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Dự báo chi tiết các khu vực như sau: Từ ngày 1-10/7, khu vực trung du, Đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ tiếp tục có nắng nóng, có nơi có nắng nóng đặc biệt gay gắt.
Riêng các tỉnh Lai Châu, Điện Biên và phía Bắc Sơn La do ảnh hưởng hội tụ gió 5.000 m còn duy trì nên tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, mưa xuất hiện tập trung về chiều tối, đêm và sáng sớm.
Từ ngày 5/7 do ảnh hưởng của rãnh áp thấp trục Tây Bắc-Đông Nam nên khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, có nơi có mưa vừa đến mưa to.
Ngoài ra, từ ngày 4-10/7, gió mùa Tây Nam phía Nam có xu hướng hoạt động mạnh dần, khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ sẽ gia tăng mưa rào và dông; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Tổng lượng mưa trên phạm vi cả nước thời kỳ này phổ biến thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 20-30%.
Từ ngày 11-20/7, Bắc Bộ tiếp tục duy trì thời tiết nắng nóng, nhiệt độ trung bình tại Bắc Bộ và Trung Bộ phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,5-1 độ C, các nơi khác xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Tổng lượng mưa tại Bắc Bộ và Trung Bộ phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 20-40%, riêng tại Tây Bắc có tổng lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 10-25%, các khu vực khác có tổng lượng mưa xấp xỉ trung bình nhiều năm. Đặc biệt, khu vực Nam Bộ do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh dần, khu vực phía Nam sẽ xuất hiện nhiều ngày có mưa rào và dông.
Từ ngày 21-31/7, cả nước duy trì hình thái thời tiết nắng nóng tại Bắc Bộ và Trung Bộ, còn Nam Bộ có mưa dông, nhiệt độ trung bình trên toàn quốc phổ biến xấp xỉ trung bình nhiều năm. Tổng lượng mưa trên toàn quốc phổ biến xấp xỉ trung bình nhiều năm.
Năm 2021, châu Á sẽ phải ‘hứng chịu’ mùa bão khắc nghiệt hơn mọi năm Theo dự báo, khoảng 10 trong số 20 cơn bão dự kiến hình thành ở phía Tây Thái Bình Dương đến tháng 9/2021 sẽ đổ bộ vào các nước Đông Á. Các cơn bão với sức gió mạnh từ 63-250 km/h, kéo theo mưa và nước dâng do bão có thể phá hủy các khu vực ven biển. Cơ sở dữ liệu thiên tai quốc tế EM-DAT cho biết, những cơn bão với cường độ như thế này đã gây ra thiệt hại hơn 175 tỉ USD trên khắp châu Á trong thập kỷ qua. Nếu tổng số 20 cơn bão sẽ đổ vào khu vực châu Á từ tháng 4 đến tháng 9 năm nay là con số cao hơn mức trung bình trong 30 năm qua của khu vực tới 13,5 cơn bão. Các nhà khoa học khí quyển cảnh báo, hiện tượng nóng lên toàn cầu là một trong những nguyên nhân khiến nhiều cơn bão mạnh hơn đổ bộ, mặc dù tổng số cơn bão theo dự đoán sẽ không thay đổi hoặc giảm trong tương lai. Ngoài ra, nhiệt độ bề mặt biển và không khí tăng cao cũng khiến các cơn bão mạnh hơn, kéo theo sức gió lớn hơn và lượng mưa nhiều hơn. |
PV – Tạp chí KTMT
Theo Kinh tế Môi trường
Ảnh: Biển Đông khả năng xuất hiện xoáy thuận nhiệt đới trong tháng 7.
Xem bài viết gốc tại đây: