Dự án bao gồm các hạng mục thiết yếu chưa thực hiện trong giai đoạn 1 và bổ sung thêm những hạng mục mới như đê giảm sóng chống xói lở bờ biển, gây bồi tạo bãi, khôi phục rừng ngập mặn ven biển…
Trước yêu cầu cấp thiết, năm 2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông nghiệp Tiền Giang đã triển khai thực hiện dự án Nâng cấp đê biển Gò Công (giai đoạn 2) với tổng mức đầu tư hơn 515 tỷ đồng.
Dự án bao gồm các hạng mục thiết yếu chưa thực hiện trong giai đoạn 1 và bổ sung thêm những hạng mục mới như: đê giảm sóng chống xói lở bờ biển, gây bồi tạo bãi, khôi phục rừng ngập mặn ven biển…
Đến nay, dự án Nâng cấp đê biển Gò Công (giai đoạn 2) cơ bản đã hoàn thành gồm nhiều hạng mục: xây dựng tuyến đê dự phòng, làm đê giảm sóng bảo vệ mái 8.322 mét đê biển Gò Công đoạn xung yếu, bắc cầu qua cống Rạch Bùn, trải nhựa mặt đường trên chiều dài toàn tuyến đê biển 9.711 mét; xử lý xói lở, sụp lún; xây dựng mới cống Rạch Gốc, cống Vàm Kênh…
Ông Ưng Hồng Nghi, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tiền Giang, cho biết dự án Nâng cấp đê biển Gò Công (giai đoạn 2) là công trình mang lại hiệu quả lớn trong phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vùng ven biển Gò Công.
Tuyến đê biển kết hợp kè bảo vệ tuyến đê đã bảo vệ vững chắc tuyến đê biển và ngăn xói lở tuyến đê trước sự uy hiếp sóng biển, triều cường, bảo vệ tài sản, tính mạng nhân dân.
Đồng thời, công trình này tạo điều kiện thuận lợi để người dân trong vùng dự án ngọt hóa, đặc biệt là huyện ven biển Gò Công Đông đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nhân rộng các mô hình chuyển đổi sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu, ổn định cuộc sống; tạo tuyến giao thông phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế và giữ vững an ninh quốc phòng trong khu vực ven biển Gò Công.
Trước đó, năm 2008, tỉnh Tiền Giang đã triển khai dự án Nâng cấp đê biển Gò Công với tổng mức đầu tư 887,165 tỷ đồng, nhằm bảo vệ tuyến đê biển, đê cửa sông hiện hữu; ngăn triều cường và xâm nhập mặn vào trong nội đồng, bảo vệ trên 37.000 ha đất canh tác các huyện, thị phía Đông gồm Gò Công Đông, Gò Công Tây, Chợ Gạo và thị xã Gò Công.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, tình hình xói lở bờ biển Gò Công ở một số đoạn không có kè bị sạt lở nghiêm trọng với tốc độ lớn (5-10 mét/năm); rừng phòng hộ phía biển bị mất, uy hiếp sự ổn định của tuyến đê biển đã được đầu tư.
Theo VietnamPlus
Ảnh: Đê biển Gò Công. (Ảnh: Hữu Chí/TTXVN)
Xem bài viết gốc tại đây: