Cty CP Môi trường Đô thị Nha Trang là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ công ích trên địa bàn TP. Nha Trang, bao gồm các mảng chính như: Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đô thị; Duy trì, phát triển hệ thống cây xanh đô thị…
BTC Chương trình Cây chổi vàng, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã đặc cách trao tặng danh hiệu “Cây chổi vàng” lần thứ tư-2023 cho nữ công nhân môi trường đô thị Nguyễn Thị Tuyết (Công ty CP Môi trường đô thị Nha Trang) bị tử nạn giao thông trong khi làm nhiệm vụ, là nguồn động viên hết sức kịp thời, quý báu đến với gia đình.
Công ty CP Môi trường Đô thị Nha Trang là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ công ích trên địa bàn thành phố Nha Trang, bao gồm các mảng chính như: Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đô thị; Duy trì, phát triển hệ thống cây xanh đô thị và Duy trì hệ thống điện chiếu sáng đô thị thành phố. Trong đó, đối với công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt, Công ty đóng vai trò xuyên suốt để đảm bảo vệ sinh môi trường trên toàn địa bàn thành phố Nha Trang.
Năm 2022, Công ty CP Môi trường Đô thị Nha Trang đã được Kiểm toán nhà nước chỉ ra sai phạm nhưng theo công ty thì đó là vướng quy định của nhà nước về số công lao động trực tiếp trong Định mức 592 của Bộ xây dựng và Thông tư 28 Thông tư 28/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01/09/2016 của BLĐTBXH, cụ thể như sau:
Ý kiến kiểm toán Nhà nước cho rằng Hợp đồng dịch vụ công ích của Công ty CP Môi trường đô thị Nha Trang theo hình thức đặt hàng, quyết toán theo khối lượng thực hiện nhận thấy tổng số công trực tiếp mà công ty thanh toán cho công nhân thiếu công so với công Ngân sách nhà nước (Theo định mức 592 của Bộ xây dựng) Công ty cũng đã giải trình nhưng không đồng ý, cụ thể:
Về Quỹ lương: Công ty CP Môi trường Đô thị Nha Trang có vốn nhà nước trên 51% Vốn điều lệ, phải xây dựng Quỹ tiền lương theo Thông tư 28/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01/09/2016 của BLĐTBXH v/v hướng dẫn thực hiện về lao động, tiền lương, thù lao tiền thưởng đối với công ty cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước. Việc xây dựng dựa trên năng suất lao động bình quân: là Doanh thu cao, Lợi nhuận cao, Số người lao động thấp thì thu nhập của người lao động mới cao, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ tăng năng suất lao động, chứ không xây dựng trên số công lao động để ra quỹ tiền lương như Kiểm toán lấy từ định mức lao động trong đơn giá đặt hàng để so sánh.
Về đơn giá tiền công trực tiếp: Hợp đồng đặt hàng dịch vụ công ích áp dụng theo đơn giá được xây dựng từ năm 2014, đơn giá nhân công trực tiếp vẫn đang áp dụng mức lương tối thiểu vùng là 1.780.000 đồng/tháng, trong khi đến nay năm 2021-2022 theo nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 mức lương tối thiểu vùng là 3.920.000 đồng/tháng. Vì vậy cứ căn vào số công đặt hàng thì công ty trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng cũng dẫn đến sai phạm, đồng thời cũng không tuyển được lao động.
Như vậy, ở đây có sự mâu thuẫn khi áp dụng giữa Định mức 592 của Bộ xây dựng và Thông tư 28 khi áp dụng vào Công ty Cổ phần có vốn nhà nước nắm giữ trên 51%, Cụ thể: Định mức Bộ Xây dựng theo kiểm toán thì phải làm đủ công, nhưng theo quy định tại Thông tư 28 muốn đảm bảo quỹ tiền lương để trả cho người lao động thì phải tăng năng suất lao động bình quân tức là phải giảm công lao động. Công ty sử dụng công lao động càng nhiều theo định mức Bộ Xây dựng thì quỹ lương được duyệt sẽ càng giảm. /.
Nguyễn Hùng Thanh
Chủ tịch HĐQT Công ty CP Môi trường đô thị Nha Trang
(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)