“Mơ ước của Lành”

Gần chục năm công tác tại Cty QLCTĐT Bắc Giang; hai mẹ con vẫn phải ở nhờ trên nhà đất của anh trai; cha mẹ ốm đau… nhưng vẫn vượt lên số phận, góp sức để TP Bắc Giang thêm sạch đẹp. Đó là tấm gương mẫn cán của chị lao công Nguyễn Thị Lành.

tm-img-alt

Ở Công ty CP Quản lý công trình đô thị Bắc Giang (Cty QLCTĐT Bắc Giang) có một trường hợp đặc biệt- Ba chị em gái trong một gia đình đều làm lao công trong cùng Đội môi trường. Đó là chị Nguyễn Thị Tuyến, Nguyễn Thị Hiền và Nguyễn Thị Lành. Trong ảnh, chị Hiền (trái) và Lành- người em gái song sinh đang thu gom rác trên đường Xương Giang, TP Bắc Giang cuối tháng 5 vừa qua

tm-img-alt

Chị Lành (ảnh trên) và hai người chị gái của mình trong ca gom rác trên địa bàn phường Xương Giang, Thọ Xương- TP Bắc Giang 

tm-img-alt

Chị lao công Nguyễn Thị Lành sau khi làm sạch một con ngõ thuộc phường Thọ Xương, TP Bắc Giang.

tm-img-alt

Công việc thường nhật của chị Lành cũng như bao công nhân vệ sinh môi trường (VSMT) khác là quét dọn, thu gom sau đó đưa lên xe tải chuyên dụng để đưa về nơi xử lý rác theo quy định

tm-img-alt

Công việc hàng ngày của “Cây chổi Lành” gồm hai ca: Ca 1 bắt đầu từ 3h đến 7h sáng, ca 2 từ 15h đến 21h tối

tm-img-alt

Năm 2016, trước khi vào làm việc chính thức tại Cty QLCTĐT Bắc Giang, do hoàn cảnh gia đình nên chị Lành từng phải làm phụ hồ để mưu sinh, nuôi con trai ăn học…nên công việc hiện tại tuy vất vả, độc hại nhưng cũng được chị nhanh chóng làm quen và vượt qua.

tm-img-alt
tm-img-alt

Với chị Lành, chị chỉ có mong muốn làm sao con trai học hành chăm chỉ học hành và ngoan ngoãn. Tranh thủ giờ xen ca là chỉ đạp xe về nhà nấu nướng cho con, cùng con ăn bữa cơm gia đình.

tm-img-alt

tm-img-alt
tm-img-alt

Với đồng lương ít hỏi (chưa đầy 6 triệu) nên hai chữ “đủ ăn, đủ mặc” với hai mẹ con chị Lành vẫn là điều gì đó quá xa xỉ. Hiện tại, hai mẹ con chị vẫn đang ở nhờ nhà anh trai. Trong “tổ ấm” của hai mẹ con chị lao công lúc này có lẽ chỉ có chiếc quạt mát là có giá trị nhất…(P/V)

tm-img-alt

Có chút may mắn, hai mẹ con “cây chổi” được ở gần cha mẹ đẻ. Dù hơn 70 tuổi và mắc nhiều tật bệnh, song được gần cha mẹ cũng vơi bớt nỗi muộn phiền về công việc, gia cảnh của mình. 

tm-img-alt

Chị Lành tâm sự, dù vất vả, độc hại nhưng đây cũng là công việc thường ngày của rất nhiều anh chị em, họ làm được thì tôi cũng sẽ làm được!

tm-img-alt

Hôi hám, bẩn thỉu…đó là một vài dè bỉu mà tôi đã vượt qua khi mới vào nghề, tôi chỉ nghĩ rằng: Nếu ai cũng không muốn làm thì ai sẽ làm, hàng chục tấn rác sẽ đi đâu, về đâu? Chị Lành cho PV Môi trường và Đô thị Việt Nam biết thêm.

tm-img-alt

Chị Lành cũng chia sẻ thêm về những khoảng khắc không thể quên của chị cũng như bao công nhân vệ sinh môi trường khác là thời khắc giao thừa-  Khi cả nhà quây quần bên nhau đón năm mới thì con trai chị được gửi sang ông bà ngoại, còn mình và hai chị gái vẫn cần mẫn quét dọn từng cành đào, nhanh hoa, xác pháo…để sạch đường-đẹp phố đón năm mới.

tm-img-alt

Mong ước nhỏ nhoi của chị Lành nói riêng và các “Cây chổi vàng” nói chung là ý thức phân loại rác và bảo vệ môi trường của mọi người dân phải có sự chuyển biến rõ nét và càng ngày càng có nhiều người đồng cảm- phối hợp với công nhân vệ sinh môi trường bảo vệ môi trường sống xung quanh.

tm-img-alt
tm-img-alttm-img-alt

Gạt lại phía sau những phiền muộn, khó khăn về gia đình, kinh tế, những hiểm nguy rình rập…người phụ nữ nhỏ bé ấy vẫn luôn mẫn cán với công việc được giao để từng xe rác không bị ùn ứ và tất cả vì môi trường luôn sáng- xanh- sạch – đẹp.

Đặng Nam- Xuân Thuận

(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)