Các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 đã giúp chúng ta làm chủ nhiều kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, góp phần mang lại những hiệu quả lớn về kinh tế – xã hội.
Để các chương trình tiếp tục được thực hiện thành công, trong giai đoạn tới, cần tạo thuận lợi hơn nữa cho các nhà khoa học và doanh nghiệp triển khai nhiệm vụ khoa học – công nghệ.
Nhiều kết quả đáng ghi nhận
Trong giai đoạn 2016-2020, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì quản lý 7 chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia. Đến nay, các chương trình đã kết thúc thời gian thực hiện, 97% nhiệm vụ khoa học và công nghệ của các chương trình đã được đánh giá nghiệm thu với kết quả cao.
Thông qua việc triển khai các nhiệm vụ, có trên 380 giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ được nghiên cứu phát triển, trong đó nhiều kết quả đã đạt trình độ của các nưóc tiên tiến, như: Công nghệ chế tạo động cơ điện tiết kiệm năng lượng; phương pháp đánh giá rủi ro thiên tai, đặc biệt là lũ lụt đối với cuộc sống con người; quy trình kỹ thuật ghép thùy phổi hoặc một phổi từ người cho sống hoặc người cho chết não… Không chỉ mang lại những hiệu quả về mặt kinh tế, các chương trình khoa học và công nghệ còn mang lại nhiều ý nghĩa xã hội như tham gia đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao, góp phần bảo vệ môi trường sống, giảm thiểu phát sinh chất thải.
Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Gia Khánh, Chủ tịch Hội Ghép tạng Việt Nam, Chủ nhiệm Chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng” cho biết, sau 5 năm triển khai, chương trình đã ứng dụng thành công các kỹ thuật y – dược tiên tiến trên thế giới, nên đã điều trị được nhiều bệnh hiểm nghèo, góp phân nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đặc biệt, chương trình đã thực hiện được 2 vấn đề lớn nhất của lĩnh vực ghép tạng, là ghép phổi và điều phối ghép tạng.
“Ghép phổi là kỹ thuật phức tạp nhất trong các tạng ghép, do khó về hồi sức điều trị sau ghép. Đó là lý do vì sao ghép phổi trên thế giới đi sau ghép tạng khác (thận, tim, gan) 20 năm; còn ở Việt Nam, đã tiến hành việc ghép thận từ năm 1992, nhưng phải 25 năm sau, chúng ta mới ghép phổi thành công”, Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Gia Khánh cho hay.
Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý
Theo Phó Giám đốc Phụ trách Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp Nhà nước (Bộ Khoa học và Công nghệ) Trần Đỗ Đạt, việc triển khaỉ các chương trình trong giai đoạn vừa qua, bên cạnh những thuận lợi, còn có những khó khăn nhất định Một số quy định chưa đồng bộ, chưa bao phủ được những phát sinh từ thực tiễn; chưa đẩy mạnh được cơ chế đặt hàng từ các bộ, ban, ngành, việc triển khai chưa đông bộ các thông tư liên quan đến cơ chê tài chính đã tạo ra những vướng mắc nhất định…
Còn theo Phó Tổng Giám đốc, Trưỏng Văn phòng đại diện tại Hà Nội của Công ty cổ phần Thiết bị y tế và Nhà máy vật liệu sinh học (MEDEP JSC) – đơn vị triển khai đề tài, dự án thuộc Chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng” Hà Tú Cầu, việc đưa sản phẩm là kết quả được tạo ra từ các đề tài, dự án vẫn còn hạn chế. Thủy tinh thể và chỉ khâu kháng khuẩn của MEDEP là sản phẩm đầu tiên do Việt Nam sản xuất, dù có chất lượng và giá trị sử dụng trên thực tế cao, giá thành rẻ, nhưng chưa được sử dụng rộng rãi, do các bệnh viện đã quen với sản phẩm nhập khẩu. Cũng theo bà Hà Tú Cầu, để kích cầu doanh nghiệp Việt nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, Nhà nước cần có chính sách đặc thù, khuyến khích sử dụng sản phẩm công nghệ cao trong nước sản xuất và cần có chính sách ưu đãi vay vốn, hỗ trợ cho doanh nghiệp công nghệ cao phát triển sản xuẩt.
Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Gia Khánh cho rằng, muốn các nhà khoa học có nhiều đóng góp trong nghiên cứu khoa học, góp phần phát triển kinh tế – xã hội thì phải tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nghiên cứu khoa học. Trước mắt, phải giảm thủ tục hành chính, nhất là cơ chế tài chính trong việc đấu thầu và thanh toán vật tư nghiên cứu.
Liên quan đên vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, Bộ đang phối hợp với các bộ, ngành khác rà soát, sửa đổi các quy định về xét duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho các nhà khoa học, các tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp tham gia và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh cũng như xây dựng cơ chế hợp tác công – tư trong đầu tư mạo hiểm cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
“Song song với việc xây dựng hoàn thiện khung các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia, trong giai đoạn tới, Bộ tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý từ các khâu xác định nhiệm vụ, tuyển chọn và có đánh giá nghiệm thu… để hoạt động của các chương trình ngày càng hiệu quả hơn’’, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh.
Giúp doanh nghiệp thích nghi với đổi mới sáng tạo
Theo các chuyên gia đại dịch Covid-19 là thách thức nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp chuyển mình, thích nghi với xu hướng phát triển mới. Đó là đổi mới sáng tạo, gồm chuyển đổi số, kinh tế số thông qua ứng dụng công nghệ tiên tiến, nghiên cứu phát triển công nghệ, sản phẩm mới. Đổi mới sáng tạo là giải pháp để doanh nghiệp tăng năng suất, nâng cao sức cạnh tranh và tạo ra tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững.
Định vị đổi mới sáng tạo
Theo Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Bùi Thu Thủy, chuyển đổi số là giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới. Thời gian qua, nhờ số hóa dữ liệu hay tự động hóa…, nhiều doanh nghiệp đã tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ, từ quản lý, sản xuất, kinh doanh, đến phối hợp công việc, chuyển đổi toàn bộ mô hình kinh doanh. Năm 2020, Việt Nam xếp thứ 42/131 quốc gia, vùng lãnh thổ, đứng đầu nhóm 29 nền kinh tế cùng mức thu nhập về chỉ số đổi mới sáng tạo. So với năm 2015, chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam đã tăng 10 bậc.
Trong bối cảnh hiện nay, việc đổi mới sáng tạo đang đứng trước cơ hội lớn, như sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách hàng; sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu. Tác động của đại dịch Covid-19 khiến giao dịch số tăng mạnh. Đặc biệt, Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số.
Tuy nhiên, quá trình đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn một số bẩt cập, hạn chế đáng lưu ý. Đó là tỷ lệ giao dịch kỹ thuật số của Việt Nam chỉ đạt 22%, thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ chi 1,6% doanh thu hằng năm cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, trong khi Lào chi 14,5%, Philippines chi 3,6%, Malaysia chi 2,6%. Khoảng 80% doanh nghiệp chưa có hợp tác để thực hiện hoạt động đổi mới sáng tạo. Cùng với đó, doanh nghiêp gặp nhiều rào cản trong chuyển đổi số, như: Chi phí đầu tư cao; hạ tầng công nghệ thông tin kém phát triển; nhân lực cho chuyển đổi số cũng hạn chế…
Ở góc độ doanh nghiệp, Tổng Giám đốc Tập đoàn Đầu tư và Quản lý V-startup Nguyễn Thy Nga cho rằng, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn về vôn trong thực hiện đổi mới sáng tạo. Dù sự liên kết cộng đồng và hỗ trợ của Nhà nước đã tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp vươn lên, nhưng doanh nghiệp vẫn thiếu hạ tầng số, nền tảng số. Vì vậy thời gian tới, vấn đề quan trọng là cần phát triển đồng bộ các thành tố cấu thành hệ sinh thái khởi nghiệp và xây dụng hệ thống quản trị công cho đổi mới sáng tạo về mặt vĩ mô, doanh nghiệp mong muốn có cơ chế, chính sách thông thoáng, cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ hơn nhằm tạo động lực, sự hứng khởi để doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.
Cộng hưởng mọi nguồn lực
Phó Cục trưởng Cục Phát hiển doanh nghiệp Bùi Thu Thủy cho biết, ngày 7-1-2021, Bộ Kế hoạch vả Đầu tư đã ban hành Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyên đổi số giai đoạn 2021-2025,với mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi số, trong doanh nghiệp thông qua tích hợp, áp dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp. Dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, song chương trình cũng đã bước đầu hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số. Thời gian tới, chương trình sẽ tiếp tục tập huấn, hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nhân lực cho chuyển đối số, đổi mới sáng tạo.
Trưởng phòng Đổi mơi sáng tạo, Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam Nguyễn Tuấn Lương thông tin, UNDP đã đồng hành với cơ quan chức năng và doanh nghiệp Việt Nam trong chuyến đổi mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; đồng thời xây dựng hệ sinh thái và lan tỏa những giá trị sáng tạo, bền vững. Chuyên gia của UNDP luôn sâu sát với các doanh nghiệp để cùng nhau xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Trong khi đó, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) Vũ Quốc Huy nhấn mạnh, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, Trung tâm sẽ tăng tốc xây dựng, hoàn thiện hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia.
Đại diện cho Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ), Tiến sĩ Chử Đức Hoàng nhận định, doanh nghiệp rất cần nguồn tài trợ để nghiên cứu, phát triển, làm chủ công nghệ mới. Đặc biệt, các doanh nghiệp có vai trò dẫn dắt về công nghệ không kể khu vực nhà nước hay tư nhân đều được khuyến khích về cơ chế, chính sách, tín dụng (cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh vay vốn) để nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ.
Quỹ Đổi mới công nghệ quôc gia hình thành nhằm thực hiện các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp đối mới công nghệ và khởi nghiệp sáng tạo. Hiện Quỹ Đổi mới công nghệ quôc gia đang mở rộng hình thức hỗ trợ tài chính cho dự án đổi mới công nghệ, từng bước thực hiện bảo lãnh bằng công nghệ của doanh nghiệp đế có thể vay vốn từ ngân hàng thương mại.
PGS.TS Nguyễn Đức Khiển
Nguyên Giám đốc Sở KHCN Hà Nội
Tài liệu tham khảo:
- Thu Hằng“Tạo thuận lợi hơn nữa cho nhà khoa học”. Báo HNM 28/12/2021.
- Hồng Sơn “Giúp doanh nghiệp thích nghi với đổi mới sáng tạo”.
Ảnh: Doanh nghiệp rất cần nguồn tài trợ để nghiên cứu, phát triển, làm chủ công nghệ mới