Một nghiên cứu mới trên chuột cho thấy hạt vi nhựa có thể xâm nhập vào não theo đường miệng.
Mỗi năm, hàng triệu tấn rác thải nhựa trôi ra biển. Các nhà khoa học đang tìm hiểu ảnh hưởng của nhựa lên động vật có vú – lớp sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn, và phát hiện ra vi nhựa có tác động như chất độc đối với cơ thể sinh vật sống.
Để hiểu rõ về vấn nạn mới cũng như tìm trách giải quyết triệt để vấn đề, các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học và Công nghệ Daegu Gyeongbuk đã cho chuột ăn trực tiếp hạt vi nhựa polystyrene với kích cỡ 2 micromet. Các nhà khoa học nhận thấy hạt vi nhựa đã tìm được đường thẩm thấu qua hàng rào máu não.
Khi vào được tới não, các hạt vi nhựa vón lại tại tế bào thần kinh microglial, bộ phận có liên kết chặt chẽ tới việc duy trì sức khỏe của hệ thần kinh trung ương, đồng thời có tác động lớn tới khả năng sinh sôi dây thần kinh. Tế bào thần kinh microglial coi các hạt vi nhựa là mối nguy hại và đã biến hình, để rồi rơi vào trạng thái chết tế bào theo chương trình (apoptosis). Các nhà khoa học cũng quan sát thấy sự biến đổi đáng chú ý về cả hình thái của tế bào thần kinh microglial, lẫn những tác động của chúng lên hệ miễn dịch. Các dấu hiệu chết tế bào theo chương trình tiếp tục hiện hữu.
Giáo sư Seong-Kyoon Choi, tác giả nghiên cứu nhận định: “Nghiên cứu cho thấy vi nhựa, nhất là những hạt có kích cỡ 2 micromet hoặc nhỏ hơn, bắt đầu gắn vào não không lâu sau thời gian hấp thụ, tức là chỉ trong khoảng bảy ngày, nó gây ra hiện tượng hết tế bào theo chương trình, thay đổi phản ứng của hệ miễn dịch, gây phù nề”.
Hải Thanh
(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)
Ảnh: Nhóm các nhà khoa học tại Viện Khoa học và Công nghệ Daegu Gyeongbuk