Sản phẩm robot có kích thước 1,4m (dài), 1,0m (ngang), 0,6m (cao); trọng lượng 180 kg; nguồn điện là pin Ion-Lithium 26V/ 200Ah; có khả năng mang tải trọng đến 150 kg. Robot được thiết kế để thực hiện việc xử lý rác thải y tế, khử khuẩn ô nhiễm.
Sản phẩm robot này do nhóm nghiên cứu của doanh nghiệp khoa học công nghệ Petech (quận 10, TP HCM) vừa nghiên cứu, thiết kế, chế tạo. Robot được thiết kế để thực hiện việc xử lý rác thải y tế, khử khuẩn ô nhiễm.
Sản phẩm robot này chỉ phải nhập ngoại các vật tư, linh kiện như bánh xích robot, Pin Lithium, sensors (cảm biến), phần nhập ngoại chỉ chiếm 20% giá thành robot. Nhóm nghiên cứu của Petech đã tự thiết kế và sản xuất các chi tiết như module điều khiển, thiết bị thu và phát điều khiển (qua mạng và vô tuyến trực tiếp), cánh tay công tác của robot…
Sau bệnh viện Kiên Giang, doanh nghiệp Petech sẽ cung ứng tiếp sản phẩm robot này ứng dụng trong việc xử lý rác thải của các bệnh viện, và khu xử lý rác thải dân sinh của 1 số tỉnh ở khu vực phía Nam.
Kỹ sư Ngô Thanh Bình và nhóm cộng sự ở Trung tâm nhiệt đới Việt Nga (TP HCM) cũng vừa nghiên cứu chế tạo thành công máy tạo ôxy. Sản phẩm máy tạo ôxy có thể cung cấp nồng độ ôxy (90-92%), tốc độ dòng khí ôxy (20 lít/phút), ôxy có độ tinh khiết khoảng 88-95%.
Nghiên cứu này giúp mở ra giải pháp xây dựng một máy tạo ôxy đơn giản nhưng hiệu quả bằng cách sử dụng các linh kiện sẵn có tại Việt Nam. Qua đó có thể làm chủ công nghệ trong sản xuất chế tạo máy tạo ôxy hộ gia đình giúp khắc phục tình trạng thiếu ôxy y tế phục vụ cho việc điều trị bệnh nhân Covid-19.
PV (T/h)
(Theo Môi trường & Đô thị điện tử)
Ảnh: Robot phun khử khuẩn và chiếu xạ UV. Ảnh: Tư liệu