Việc tạm dừng hoạt động hoặc mở lại chợ do UBND quận, huyện căn cứ tình hình dịch bệnh và điều kiện thực tế quyết định.
Sở Công Thương TP.HCM cho biết, tính đến nay TP.HCM có 197/237 chợ truyền thống tạm ngừng hoạt động, trong đó có ba chợ đầu mối. Như vậy hiện chỉ còn 40/237 chợ truyền thống đang hoạt động. Trong đó có 9 quận tại TP.HCM không còn chợ nào hoạt động là quận 1, 3, 4, 6, 7, 8, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú và 2 huyện Hóc Môn, Nhà Bè trong khi các quận, huyện đều có chợ hoạt động.
Cũng theo Sở Công Thương, hiện TP đã có chủ trương mở cửa lại chợ truyền thống để đảm bảo cung ứng hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân.
Theo đó, các chợ đang tạm ngưng hoạt động chỉ được mở khi đảm bảo an toàn, kiểm soát dịch bệnh là yêu cầu có tính bắt buộc; có biện pháp kiểm soát hướng dẫn lưu lượng, mật độ tiểu thương bán hàng, mật độ người đi chợ đảm bảo 5K.
Đồng thời tổ chức mua bán tránh tiếp xúc tối đa giữa tiểu thương và người mua, khuyến khích bán đồng giá các loại thực phẩm tươi sống, rau củ quả. Nếu không gian chợ chưa đảm bảo thì có thể sử dụng các mặt bằng phù hợp để tiểu thương và người dân họp chợ an toàn…
Việc tạm dừng hoạt động hoặc mở lại do UBND quận, huyện căn cứ tình hình dịch bệnh và điều kiện thực tế quyết định.
Hiện nay các quận, huyện đã tổ chức mở cửa hoạt động trở lại ba chợ Phú Thọ (quận 11), chợ An Đông (quận 5) và chợ Kiến Thành (quận Bình Tân).
Bên cạnh đó, các quận, huyện đang xây dựng phương án và sẽ sớm tiếp tục tổ chức mở lại thêm nhiều chợ trên địa bàn. Đối với các chợ khác khi đủ điều kiện, các quận huyện và TP Thủ Đức sẽ công bố thông tin cho người dân.
Đối với chợ được tổ chức hoạt động với mô hình điểm bán các mặt hàng tươi sống, rau, củ, quả, theo Sở Công Thương hiện có chợ Phú Thọ mở ngày 16-7 với sáu tiểu thương kinh doanh chủ yếu là mặt hàng lương thực, thực phẩm tươi sống.
Ngoài ra, dự kiến trong tuần này ngay khi có kết quả xét nghiệm của tiểu thương và phương án tổ chức hoạt động chợ được duyệt thì sẽ có 12 chợ ở các quận Bình Tân, quận 5, 6, 8, 10, các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè sẽ mở các điểm bán mặt hàng tươi sống, rau, củ, quả.
“Sở Công Thương đã có hướng dẫn giải pháp thí điểm về sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin để đặt lịch và quản lý khách đi chợ, các điều kiện đảm bảo an toàn phòng chống dịch như thực hiện 5K, phân luồng, bán hàng đồng giá, dựng vách ngăn…đảm bảo cho người dân đến mua sắm”, Sở Công thương cho hay.
40 chợ truyền thống đang hoạt động tại TP.HCM 1. Chợ Cát Lái, đường Nguyễn Thị Định, Khu phố 3, phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức. 2. Chợ Bình Trưng, đường Nguyễn Duy Trinh, Khu phố 1, phường Bình Trưng Tây, TP Thủ Đức. 3. Chợ Thạnh Mỹ Lợi, đường Phạm Nhật Duật, dự án 143, phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức. 4. Chợ Phú Hữu, đường Nguyễn Duy Trinh, Khu phố Tân Điền B, phường Phú Hữu, TP Thủ Đức. 5. Chợ An Bình, đường Đoàn Hữu Trưng, Khu phố 4, phường An Phú, TP Thủ Đức. 6. Chợ Linh Xuân, 61 Quốc lộ 1A, khu phố 2, phường Linh xuân, TP Thủ Đức. 7. Chợ Tam Hải, 249 Gò Dưa, khu phố 2, phường Tam Bình, TP Thủ Đức. 8. Chợ Bình Phước, Khu phố 3, Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức. 9. Chợ Hiệp Bình Chánh, đường số 3, khu phố 5, phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức. 10. Chợ An Đông, 96 Hùng Vương, quận 5 11. Chợ Nguyễn Tri Phương, 68 Nguyễn Lâm, quận 10. 12. Chợ Phú Thọ, 124 Lãnh Binh Thăng, quận 11. 13. Chợ Bình Thới, 152 Lạc Long Quận, quận 11. 14. Chợ Ba Bầu, Tô Ký, khu phố 3, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12 15. Chợ An Phú Đông, Lô 38, tờ bản đồ số 5, khu phố 1, phường An Phú Đông, quận 12. > 16. Chợ Ngã tư Ga, Ngã tư Ga khu phố, phường Thạnh Lộc, quận 12. 17. Chợ Kiến Thành, đường số 19, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân. 18. Chợ Bà Chiểu, 40 Diên Hồng, quận Bình Thạnh. 19. Chợ Văn Thánh (mới) 152/17 đường D1, quận Bình Thạnh. 20. Chợ An Hội, 1048 Quang Trung, quận Gò Vấp. 21. Chợ Hạnh Thông Tây, 10/2 Quang Trung, quận Gò Vấp. 22. Chợ Bình Chánh, 20 A Quốc lộ 1 A, ấp 4, huyện Bình Chánh. 23. Chợ Đệm, A 13/2 hương lộ 8, Khu phố 1, xã Tân Túc, huyện Bình Chánh. 24. Chợ Tân Nhựt, Ấp 6 (cống kênh C) xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh. 25/ Chợ Thuận Đạt, Ấp 6, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh. 26. Chợ Tam Thôn Hiệp, Ấp An Lộc, xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ. 27. Chợ Đồng Hòa, Ấp Đồng Hòa, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ. 28. Chợ Long Thạnh, Ấp Long Thạnh, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ. 29. Chợ An Thới Đông, Ấp An Đông (Tổ 3 Ấp An Bình), xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ. 30. Chợ Bình Khánh, Rừng Sác (Ấp Bình Thuận), xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ 31/ Chợ Cần Giờ, Duyên Hải, khu phố Hưng Thạnh, xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ 32. Chợ Hòa Hiệp, Ấp Hòa Hiệp, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ 33. Chợ Lý Nhơn, Ấp Lý Thái Bửu, xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ. 34. Chợ Lô 6, Ấp Lô 6, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi. 35. Chợ Phạm Văn Cội, Ấp 3, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi. 36. Chợ Trung An, Ấp Chợ, xã Trung An, huyện Củ Chi. 37. Chợ Trung Lập Hạ, Ấp Xóm Mới, Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi. 38. Chợ Trung Lập Thượng, Ấp Trung Hiệp Thạnh, Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi. 39. Chợ Phú Hòa Đông, Tỉnh lộ 15, ấp Chợ, Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi. 40. Chợ Củ Chi, Quốc lộ 22, khu phố 5, Thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi. |
Tú Uyên – Báo PLO.VN
Theo PLO.VN
Ảnh: Tiểu thương chợ Bình Thới dựng vách ngăn để tránh tiếp xúc gần với khách hàng trong quá trình mua bán. ẢNH: TÚ UYÊN
Xem bài viết gốc tại đây:
https://plo.vn/kinh-te/40-cho-truyen-thong-tai-tphcm-con-hoat-dong-la-nhung-cho-nao-1001783.html