Việc xây dụng quy hoạch sẽ điều chỉnh toàn bộ hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ công lập trên phạm vi cả nước trong giai đoạn mới.
Việc lập quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn năm 2050 là một nhiệm vụ quan trọng nhằm kết nối các ngành, vùng có liên quan theo quy hoạch tổng thể quốc gia; hoàn thành mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo hướng mở, linh hoạt, có quy mô và cơ cấu hợp lý, đáp ứng mục tiêu đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nhằm triển khai Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 26-2-2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng dự thảo “Đề cương xây dựng quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” và tổ chức tọa đàm hướng dẫn các địa phương lập quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp tỉnh.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết, mặc dù quy hoạch lần này dành cho các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, song để góp ý vào dự thảo, Sở Khoa học và Công nghệ các địa phương sẽ mở rộng khảo sát đối với tất cả các tổ chức khoa học và công nghệ công lập và ngoài công lập để có cái nhìn toàn cảnh về tất cả các tổ chức khoa học và công nghệ trên địa bàn, tạo điều kiện phát huy sức mạnh của các tổ chức khoa học của tư nhân với Nhà nước, phục vụ cho quy hoạch trong giai đoạn mới 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây còn là cơ hội để các địa phương đưa ra các đề xuất về dự án đầu tư, dự án; mới trong thời gian tới, đề nghị có sự hỗ trợ, yêu cầu đưa vào kế hoạch trung hạn hoặc kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư trang thiết bị cho các tổ chức khoa học và công nghệ công lập cần phát triển cũng như những tổ chức mới hoặc tổ chức đang phát triển có nhu cầu về không gian, địa điểm, đất đai để Nhà nước có cơ sở xem xét đầu tư, triển khai sau này.
Mở rộng khảo sát
Trước đây, chỉ có duy nhất một dạng tổ chức khoa học và công nghệ do các cấp quản lý ở địa phương thành lập dưới “mũ” viện nghiên cứu, trung tâm chuyển giao công nghệ… và vận hành hoàn toàn dựa vào kinh phí của Nhà nước. Hiện tại, khi các đơn vị tư nhân được phép thành lập viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) để giải quyết vấn đề công nghệ của mình hay một số tổ chức khoa học và công nghệ ứng dụng công lập sở hữu một số công nghệ tiềm năng, từng bước tự chủ hoặc chuyển đổi thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ, hệ thống các tổ chức này ở các địa phương đã không thuần “một màu” như trước.
Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Kim Huệ cho biết, trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 379 tổ chức khoa học và công nghệ công lập và ngoài công lập, trong đó các tổ chức ngoài công lập chiếm tỷ trọng rất lớn, các tổ chức công lập do UBND thành phố quản lý chỉ có 13 đơn vị.
Hà Nội chưa có con số thống kê cụ thể, song đây cũng là nơi quy tụ nhiều tố chức khoa học và công nghệ ngoài công lập. Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội Nguyễn Quốc Hà thông tin, thành phố có 5 tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND thành phố, còn các tổ chức ngoài công lập hoặc do các bộ, ngành.
Quy hoạch để hoạt động hiệu quả hơn
Theo ông Trần Văn Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Khoa học và Công nghệ, dự thảo “Đề cương xây dựng quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, gồm 4 phần: Căn cứ lập quy hoạch; đối tượng, phạm vi lập quy hoạch; nội dung quy hoạch; cơ sở dữ liệu để phục vụ tích hợp trong quy hoạch chung của ngành, kèm theo các biểu tổng hợp số liệu minh chứng cho nội dung quy hoạch.
So với các quy hoạch trước đây, quy hoạch lần này đề cập đến nhiều nội dung mới rất quan trọng. Cụ thể, cần phải xác định để tích hợp trong các quy hoạch có liên quan; đề xuất “Phương án bố trí sử dụng đất cho phát triển mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập và các hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo” và “danh mục dự án cấp quốc gia, cấp tỉnh và thứ tự ưu tiên thực hiện”.
Thực trạng đang diễn ra ở các địa phương, đó là sự thiếu hiệu quả trong hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập cấp tỉnh quản lý. Việc quy hoạch lần này được kỳ vọng sẽ tạo đà cho các tổ chức này nâng cao hiệu quả hoạt động và tận dụng được nguồn lực đầu tư của Nhà nước để giải quyết tốt nhũng vấn đề thực tiễn ở địa phương.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng khẳng định, việc xây dụng quy hoạch sẽ điều chỉnh toàn bộ hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ công lập trên phạm vi cả nước trong giai đoạn mới; đây mạnh quá trình tái cấu trúc, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cùa các tổ chức khoa học và công nghệ công lập, phù hợp với khả năng đầu tư của ngân sách nhà nước. Đồng thời, tạo cơ sở huy động nguồn lực của cộng đồng, xã hội để phát triển mạng lưới tổ chức khóa học và công nghệ; hướng tới mục tiêu tự chủ hoàn toàn của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
PGS.TS Nguyễn Đức Khiển
Nguyên Giám đốc Sở KH-CNMT Hà Nội
CÔNG NGHỆ CHUỖI KHỐI
Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) được phát minh từ năm 2008. Đây là một công nghệ tổng hợp tiên tiến, liên quan đến nhiều công nghệ lõi, như: Bảo mật, mã hóa dữ liệu, giao thức thanh toán… Với khả năng chia sẻ thông tin dữ liệu minh bạch theo thời gian thực, tiết kiệm không gian lưu trữ và bảo mật cao, Blockchain là một trong những xu hướng công nghệ đột phá, có khả năng ứng dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực: Tài chính ngân hàng, chứng khoán, y tế, giáo dục, nông nghiệp…
Trong đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia, như: Singapore, Hàn Quốc, Malaysia… đã ứng dụng Blockchain vào việc quản lý “hộ chiếu vắc xin”. Công nghệ này giúp cho việc xác nhận một người đã tiêm vắc xin chưa, loại vắc xin đó là gì, do cơ quan nào chịu trách nhiệm…
Tại Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có Quyết định số 2813/QĐ-BKHCN phê duyệt chưong trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2025: “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0”, trong đo chuỗi khối (Blockchain) được xếp thứ 2 sau trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) trong loạt các sản phẩm của công nghệ chủ chốt của Cách mạng công nghiệp 4.0.
Thực tế, tại Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ Blockchain và bước đầu đã mang lại nhũng thành công nhất định. Đơn cử như Tổng công tỵ Giải pháp doanh nghiệp Viettel ứng dụng Blockchain vào quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân giúp lưu trữ lại toàn bộ lịch sử khám, chữa bệnh của người dân. Nhờ đó, những thông tin căn bản đều được lưu và tái sử dụng, giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí và có thể chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe của mình.
Trần Nhân
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
(HNM) – Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị, cá nhân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý các hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia tại cổng thông tin điện tử của Bộ (www.most.gov.vn) đến ngày 7-9-2021.
Dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Quyết định số 04/2021/QĐ-TTg ngày 29-1-2021 của Thủ tướng Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của quỹ, gồm các hoạt động: Hỗ trợ tài chính; thực hiện các chương trình, nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ giao; hợp tác hỗ trợ đổi mới công nghệ; tiếp nhận tài trợ; viện trợ hợp pháp, đóng góp tự nguỵện; chế độ thông tin.
Dự thảo nêu rõ: Nguyên tắc chung về hỗ trợ tài chính của quỹ là hỗ trợ tài chính đúng nguyên tắc, mục đích, đối tượng và điều kiện theo quy định tại Quyết định 04/2021/QĐ-TTg, đem lại hiệu quả và tác động rõ rệt cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, có tác dụng lan tỏa cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác. Trách nhiệm của quỹ là tiếp nhận, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; các nguồn bổ sung từ kết quả hoạt động của quỹ; các nguồn tài trợ, viện trợ hợp pháp, đóng góp tự nguyện của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài dành cho quỹ và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Hằng – Thu
Ảnh: Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet